Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Nhớ một thời ĐHKTQS (Duy Đảo k8)

Ký túc xá bọn tôi là khu nhà 4 tầng xây từ những năm nảo năm nào chả đứa nào biết. Toà nhà dài mấy chục mét có hai cầu thang lớn ở hai đầu dãy. Tường xây “mộc” ( nghe nói khi xây xong phần thô thì hết mẹ nó kinh phí để trát )
Kẻ nào có máu lãng mạn kiểu cổ điển thì khi nhìn toà nhà từ xa sẽ thấy nó phảng phất như những toà nhà bên Anh quốc thế kỷ trước. 
Thiết kế nội thất khu nhà theo tiêu chuẩn “công xã nguyên thuỷ”:
- Tầng một dùng để làm nhà trẻ, vì con trẻ đái, ỉa đã có bô.
- Tầng hai dành cho giáo viên vì các vị ấy giải quyết chuyện ấy ở trường.
- Tầng ba cho giới văn nghệ sỹ vì các vị này chuyên gia ỉa đái vào miệng nhau
- Tầng bốn dành cho bộ đội vì chiến sỹ ta kết hợp giải quyết nỗi buồn ở thao trường.
Nghĩa là toàn bộ toà nhà không có hệ thống vệ sinh, nước máy. Muốn “giải quyết” phải đi ra một khu riêng thật xa. Tay nào bị tào tháo đuổi thì chỉ có nước...
Bọn tôi ở tầng 4. Tầng gồm rất nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng kê được 4 giường hai tầng, vừa chẵn biên chế một tiểu đội 8 thằng. 

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Ban nhạc Đại học KTQS năm 1977

Mỹ Thành - trống,  Hòa - Clarinette, Kiến Quốc - Ghi-ta Bass,  Tuấn - Ghi-ta Rithm, Trúc - Trompet ,
Chí Hòa - solist và Hồng Hà - acordenon - từng góp phần mang lại vẻ vang cho nhà trường.

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Cây mít nhà ông Khôi (hay "Chuyện tình K2 - K3") (Trần Đình Ngân)

Tên chuyện ở trên, nghe na ná „Chuyện cây táo  ông Lành“ thời những năm 70. Hồi đó, tác giả là nhà văn nổi tiếng  họ Hoàng. Ông  bị nghi  là bóng gió đá xỏ ai đó khi cho đăng câu chuyện phiếm về cây táo trên báo văn nghệ. Ông Hoàng  khốn khổ vì vạ chuyện văn chương, ông bị  kiểm điểm, giam lỏng rồi cấm viết đến 14-15 năm!  Bạn bè xì xầm bảo nhau: Tội lão  Hoàng là tội sờ dái ngựa! 
Chuyện cây táo thì chẳng quan hệ gì, nhưng khổ nỗi, Lành lại là tên cúng cơm của ông quan to nhất khối Văn nghệ, mà ở Hà nội thời đó, ai chả biết chỉ có nhà ông Lành có cây táo lớn, mọc thò ra ngoài đường.  Những năm 60-70, câu thơ „Cành táo đầu hè, rung rinh quả ngọt…“ là  câu thơ hay được nhiều người thuộc nên cái kiểu liên hệ dây mơ, rễ má, bóng gió làm ông nhà văn  bị thù ghét, nghi ngờ !
Xin nhấn mạnh với bạn đọc, chuyện kể dưới đây chỉ là có cái tên  giống với chuyện ông nhà văn họ Hoàng viết thôi, chứ họ Trần tôi kể chuyện cây mít này, không hề có ý xấu gì nói về  các ông bà là chủ nhân của cây mít trong câu chuyện này.