Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Thêm tư liệu quý (KQ)

Sáng nay đến thăm bà Hà Giang (nguyên Phó chủ tịch Hội LHPNVN, thời bà Thập, vợ cụ Trần Xuân Độ) bạn thân với cha mẹ tôi; gặp anh Nguyễn Văn Anh, cựu học viên k5 Học viện KTQS. Anh em nhiều chuyện vui. Anh có cho tôi xem bức ảnh kỉ niệm 45 năm (1965-2010) của lớp học viên kỹ thuật Mig-21 tại Krasnodar, Liên Xô. Vội ghi lại làm tư liệu cho blog.
Năm 1970, chúng tôi vừa tốt nghiệp Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi liền đăng lính và lên Lạng Sơn ôn thi đại học. Năm đó là năm đầu tiên Bộ Đại học hồi phục lại chế độ thi tuyển, sau 5 năm chiến tranh tạm bỏ.
Cùng về trong đám lính cũ có các anh Nông Mạnh Luân, Nguyễn Văn Tam, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Văn Anh, Đoàn Mạnh Hùng (min), Nguyễn Văn Tuân (gái), anh Cơ (đặc thiết)..., lớn hơn chút có anh Kỉnh, anh Nhân... đều từ Trung đoàn không quân Sao đỏ 918 về. Các anh là lính trung cấp kĩ thuật radar, đặc thiết, máy, vô tuyến học ở Krasnodar từ 1965, tốt nghiệp về nước phục vụ chiến đấu; nay chiến tranh tạm lắng nên được đi học.

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Đội bóng K2 năm 1984 (Trần Đình Ngân)

Gửi tặng các bạn đồng nghiệp của Khoa 2  Học viện KTQS những năm xưa. Ảnh chụp đội bóng đá liên quân giáo viên Vũ Khí-Động lực-Công Nghệ  ngày 7-5-1984, sau cuộc chiến với  đối thủ là đội bóng đá của giáo viên khoa Vô tuyến điện tử. Trong trận này, chúng ta giành cờ luân lưu vì  thắng với tỷ số 2-1.
Thủ trưởng Lê Phương Cảo khi đó là Phó giám đốc Học viện nhưng xuất thân từ K2 và mê bóng đá, thể thao nên có mặt động viên kịp thời. Cùng nhớ lại sân bóng Bảo Sơn 1 thời!
Ở đây gặp lại bao gương mặt thân quen: các anh Điện, Ngân, các bạn Phong, Trâm, Lập, Thành xe, Khánh Bình... Nay có anh đã đi xa (Trâm), bạn ta đều đã già, trên dưới 6 sọi. Bao giờ cho đến ngày xưa?

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Có một giáo viên…

Trần Kháng Chiến
Học viên Cao đẳng Phòng không Odessa (1967-1973)
Trong ký ức của tôi có nhiều kỷ niệm vui với Nguyễn Đức Tú, cựu học viên trường Cao đẳng PK Odessa (1967 – 1973), sau là giáo viên bộ môn Tên lửa của Học viện KTQS.
Từ chơi bời...

Tú  đá bóng khá hay, giữ chân hậu vệ. Hè 1972  có Giải bóng đá sinh viên quốc tế tại Odessa. Đội chiến tướng của trường PK  được Thành hội Sinh viên Việt Nam mời tham dự với danh nghĩa là Tuyển Sinh viên Viêt Nam. Thành phần có Tăng Cường, Việt “đen”, Hoàng Nam, Kỳ Trung, Phạm Ngọc Nguyên, Nguyễn Đức Tú "kẽm", Thắng "tụt",  Văn Tiến Trình...

Đội Việt Nam vào chung kết với đội Sinh viên Hy Lạp. Trận đấu diễn ra quyết liệt, căng thẳng không phân thắng bại. Vào hiệp phụ vài phút, đội Hy Lạp được hưởng quả Penalty. Anh chị em sinh viên ta lo lắng ra mặt.  Thủ môn Nguyễn Văn Ngạch (một tay lì lợm có tiếng) đã phá được quả sút hiểm hóc từ chân sút đối phương. Thoát hiểm.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Một kì thực tập



Nguyễn Duy Đảo
  Học viên Vô tuyến khóa 8

  Vào đại học, tôi với hắn cùng lớp nhưng khi ở trường Trỗi thì tôi học trên hắn hai khoá. Hắn là khoá chót của trường. Hè năm 1978, trước khi nhận đồ án, chúng tôi đi thực tập ở Quân khu 1, trên Thái Nguyên. Hôm tập trung ở ga Vĩnh Yên trước khi lên tầu, bà con nhốn nháo chỉ trỏ khi thấy một tay quân hàm trung uý - trẻ măng, mũ cối đội lệch, lưng đeo ba lô, vai vác cây ghi ta - đang  oang oang giao nhiệm vụ, phổ biến kế hoạch hành quân. Người thầy, người anh phụ trách chúng tôi trong chuyến thực tập hơn 30 năm về trước ấy là đông chí Trần Kiến Quốc.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Cái đẹp của lính quân sự

Hoàng Minh Thái
Học viên Đại học Quân y 1969
 Phạm Vân Hùng, bạn tôi, tốt nghiệp khóa 5 Xe quân sự, trường Đại học KTQS. Thân nhau từ bé cho tới khi đã ngoại lục tuần, chúng tôi vẫn hay rong ruổi du lịch bằng xe máy đi khắp các miền Tổ quốc, lên tận Cao Bằng, Hà Giang…
… Một buổi chiều cách đây đã hơn hai chục năm. Hắn chở vợ ra chợ Hôm. Cả cuộc đời nhà binh, hắn cũng tậu được cho mình được cái xe Honda-67, màu đen, thân có dáng khẩu súng lục. Cũng là phương tiện đi lại và xăng không ăn là bao.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Một cổ động viên “chẳng giống ai”[1]


Thúy An

Tuấn "trâu vàng".
            Ngay sau buổi họp báo sau trận chung kết lượt về AFF Suzuki Cup, “thuyền trưởng” Calisto đã không quên cảm ơn cầu thủ thứ 12 - người hâm mộ - luôn sát cánh bên đội tuyển để tạo động lực, niềm tin cho các tuyển thủ trên con đường chinh phục chức vô địch năm nay.

Câu chuyện về ông Tuấn “trâu vàng” (tên gọi tắt của ông chủ quán cà phê góc phố Yết Kiêu – Đỗ Hành), một trong những cổ động viên nhiệt thành của bóng đá việt Nam, có lẽ sẽ chứng minh được điều ấy…

Luôn được đặc cách vào sân

            Những trận đấu trên Sân vận động quốc gia Mỹ Đình hay Hàng Đẫy, hiếm khi ông Tuấn “trâu vàng” mất tiền mua vé vào sân. Chỉ riêng việc thấy hình ảnh một người đàn ông đã 61 tuổi, đầu đội sừng trâu (kỉ niệm ông mang về từ SEA Games 22 nơi lấy linh vật là “trâu vàng”) với bộ trang phục dựa trên nền cờ Tổ quốc vàng – đỏ, không thể trộn lẫn vào đâu và trên đó là những vật dụng chẳng giống ai, những người gác cửa đều không nỡ hỏi vé. Họ biết rằng, ông đến là để làm khán đài sống động, tạo nên một kiểu cổ vũ độc đáo. Không ít lần ông nói: “Tôi đã tới sân là phải đặc biệt và ấn tượng. Vì điều đó mà trong tôi thấm đẫm bao mồ hôi, nước mắt, công sức và cả tiền bạc. Tất cả cũng chỉ vì trái bóng”. Riêng đội tuyển Việt Nam, với ông, đến sân cổ vũ là trách nhiệm, là việc phải làm. Chẳng trận nào của đội tuyển ở Hà Nội vắng mặt ông…

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Lính khoá 6 và những ngày đầu vào Đại học Quân sự

Nguyễn Hữu Nghị
Học viên Hữu tuyến khóa 6

Tốt nghiệp phổ thông, đám lính Trỗi khoá 6 chưa kịp “làm quen với các bạn gái” trong lớp thì lại rủ nhau đăng ký thi vào trường Đại học KTQS, khi được các chú ở Cục Cán bộ đả thông: học tập để nắm vững KHKT tiên tiến cho QĐ cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Đây cũng là năm đầu tiên trường Quân sự trực tiếp tuyển sinh phổ thông. Có nhiều bạn học tại “trường chuyên” ở các tỉnh trên miền Bắc cũng được tuyển chọn. Lúc tập trung nhập ngũ tại QK Thủ đô, tôi gặp nhiều bạn Trỗi cùng khoá: Phạm Ngọc Chỉnh, Vũ Việt, Lê Minh Chính, Vũ Biên Hoà, Vũ Điện Biên, Nguyễn Văn Hoà (còm), Trần Đăng Sơn, Trần Tuấn Quảng, Nguyễn Anh Minh, Thắng “híp”, Sơn “Tu la”, Chí Hùng, Gia Bình, Phạm Hoà Bình, Nguyễn Trọng Vinh Quang, Ngô Sơn, Nguyễn Việt Sơn, v.v...

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Về ca khúc “Trong mỗi trái tim ta có Bác”

Từ một ca khúc để đời…

Đỗ Quang Việt, từng dự Hội diễn toàn quân năm 1974 với Dương Minh Đức, nhớ lại: “Vừa mới tốt nghiệp về nuớc, được Cục Cán bộ giao nhiệm vụ lên trường. Được ít bữa, tôi có tên trong danh sách tham gia Hội diễn toàn quân cùng anh Vĩnh ở bộ môn Động lực, Khoa Cơ điện.

Cũng chỉ là thành viên trong tốp ca và đồng ca của trường nhưng trong nhiều tiết mục của truờng ta, tôi không quên được tiết mục đơn ca nam của Dương Minh Đức (khi đó là học viên lớp Xe khóa 5). Người đệm đàn Arcordéon cho Minh Đức hát ca khúc của thầy Trịnh Nguyên Huân hôm ấy là Trịnh Hồng Hà (học viên Xe khoá 8).

Phao thi (ST: Đạt)

Thế hệ chúng ta chắc chưa bao giờ thấy phao như thế này mỗi lần thi? Ôi, nền giáo dục VN!

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

KỶ NIỆM NGÀY BÁC ĐI XA …

Hồ Xuân Nam
Học viên Vũ khí khóa 3

Đầu năm 1969, khóa 3 Nguyễn Văn Trỗi trở thành khóa 3 của trường Đại học KTQS với phiên hiệu mới “Đại đội 135”, đóng quân tại Thậm Thình, Vĩnh Phúc. Đó là thời kỳ toàn khóa ôn thi tập trung để chuẩn bị vào học năm thứ nhất.

Giữa đêm mùng 3 tháng 9, có lệnh báo động. Toàn C135 tập trung nghe thông báo: “A1[1] lâm bệnh nặng”. Đêm đó trôi qua trong linh cảm chẳng lành. Ngày hôm sau tin đến: Bác đã đi xa. Tất cả rơi vào hụt hẫng. Anh em lúc tập trung thành đám đông, khi tản ra thành nhóm nhỏ...

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Giúp nhau lúc hoạn nạn

Phan Nam
Học viên Xe quân sự khóa 8
Sau 1975, năm nào nghỉ hè tôi cũng về quê. Hè năm cuối, xin được tiền ông già mua chiếc 67 màu đỏ ớt, có dáng gọn, đẹp như khẩu súng lục. Phi lên trường.
Là học viên nên phải gửi xe ngoài Vĩnh Yên. Chủ nhật phóng xe lên Việt Trì hay dạo phố Vĩnh Yên là bọn học viên ĐHQS phục lác mắt. Có lẽ vì có xe nên nhiều em ở phố mê(?). (Cái xe 67 đẹp như thế ngày ấy chả khác gì "xe đua 2 cửa" BMW, Mercedes bây giờ!).
Lần ấy tranh thủ về Hà Nội. Chiều tối chủ nhật phi lên trường. Khoảng 8g qua chắn tầu gần ga Phúc Yên thì thấy có người vẫy vẫy. Bộ đội đi đường thấy ai khó cần giúp thì dừng. Xe dừng, thấy một ông cũng bộ đội - tay chân nhem nhuốc đứng cạnh chiếc Vespa ghẻ, nắp máy bung ra - mở miệng:
-   Giúp tôi với, xe đang đi bị hỏng.
-   Ai như... anh Bính phải không? - Tôi nhận ra anh giáo viên cùng bộ môn với thằng bạn tôi.
-   À, Phan Nam hả? Tôi Bính đây. Chẳng hiểu sao...

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Hai lần được gặp Đại tướng

Đỗ Quang Việt
Giáo viên bộ môn Vũ khí (1974-78)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp của chúng ta là một vĩ nhân tầm cỡ thế giới. Là một người lính, thế mà đã hai lần có diễm phúc được gặp Người. Những lần gặp gỡ đó là những kỷ niệm sâu sắc trong đời, không bao giờ quên.

Lần đầu gặp Đại tướng

Đó là vào tháng 2 năm 1980. Tiết trời se lạnh, cái lạnh ngọt ngào cuối đông. Lúc đó, tôi là học viên đội 9 Đoàn 871, đang chuẩn bị đề cương để bảo vệ trước khi đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài.

Sáng đó, như thường lệ, tôi đến đọc sách ở Thư viện KHKT trên đường Lý Thường Kiệt. Phòng đọc khá đông. Mọi người chăm chú vào công việc của mình. Cả gian phòng im lặng, chỉ nghe thấy tiếng lật trang sột soạt. Thi thoảng có đôi lời thì thầm trao đổi, rồi lại trở lại cái không khí im lặng của sự tập trung vào công việc.