Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Lính Đại học KTQS đi tiếp nhận SAM-3

Có tên anh Nguyễn Ngọc Quý, giáo viên bộ môn Tên lửa, trong bài viết. Các anh đã được cử đi nhận SAM-3 ở Liên Xô. Tiếc là SAM-3 về tới Đông Anh và không kịp triển khai đánh B52 cuối 1972. 
Nhưng sự thực thế nào. Mời đọc!

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Giới thiệu tham khảo nước ngoài: PHÁP ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG 2 NĂM NHƯ THẾ NÀO ? (ST: CCB Vũ Diệu)


Bậc Cao đẳng 2 năm của Pháp được đào tạo tại các Viện đại học công nghệ ( Institut Universitaire de Technologies , viết tắt là IUT ) . Sau 2 năm học , sinh viên đạt trình độ chuyên nghiệp tương đương năm thứ 2 đại học , được cấp bằng cao đẳng công nghệ ( Diplome Universitaire de Technologies , viết tắt là DUT ) là loại bằng đại học quốc gia của Pháp rồi ra làm việc với tư cách Kỹ thuật viên cao cấp ( Technicien Superieur ) , thường trực tiếp sản xuất , điều hành 1 nhóm nhân viên từ 5 đến 10 người . Nếu có khả năng , họ có thể học tiếp lấy bằng Cử nhân hoặc Kỹ sư. Họ cũng có thể tự tổ chức tự điều hành 1 doanh nghiệp nhỏ .

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Kỉ niệm Tuyên Quang 1968

Chị Đức từng là công nhân viên của Đại học KTQS, từng sơ tán lên Tuyên Quang năm 1968 khi có cháu đầu. Hôm rồi, chị gửi cho 2 tấm ảnh ngày đó. Xin mời mọi người cùng thưởng thức.
Hai mẹ con chị Đức bên nếp nhà sàn.

Ba chị em: người dân tộc, chị Nghĩa, chị Đức.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Tâm sự của kẻ tha hương: Đi một ngày đàng học một sàng khôn



Tôn Gia Quý
Học viên Đài điều khiển khoá  4[1]

Tôi sang Đức để làm một người lao động theo diện hợp tác lao động giữa hai nhà nước. Sau khi nước Đức thống nhất thì chuyển sang làm một người lao động tự do. Vì thế hàng ngày, trước đây khi mới sang cũng như bây giờ, sau 22 năm, tôi chủ yếu tiếp xúc với những người lao động, người dân bình thường.
Đất khách quê người, lại là nơi quá xa xôi với người thân, đất nước, ai cũng vậy, để tồn tại được thì phải học hỏi và lao động nhiều hơn một chút. Để đến trường lớp thì không có điều kiện. Thôi thì mình thấy người ta làm thế nào thì bắt chước, học theo những cái hay. Không làm theo những cái mà mình thấy chưa hay. Tuy nhiên có những cái lúc đầu mình thấy chưa hay nhưng sau này mình thấy hay thì lại làm theo. Có những cái thì là hành động cụ thể, có những cái là lối suy nghĩ, có những cái là tác phong. Có những cái thì mình thấy nó rất to tát, mình có học cũng chả để làm gì thì mình “bóp” cho nhỏ lại “vừa” với mình, theo cách suy nghĩ đơn giản của một người lao động như tôi.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Nhờ các con mà mấy lão gia mới gặp nhau

Trưa chủ nhật có đám cưới con trai Việt Toàn. Đá bóng xong, họp trù bị k5 xong và 11g30 thì có mặt  ở Dinh Thống nhất. Gặp 1 lô anh em k9 cùng vợ con. Bác già nào cũng lẩm bẩm: Nhờ chúng mày lấy nhau mà mấy thằng già này mới có dịp gặp nhau. Cũng phải cả chục năm có thừa.
Bậc đại ca có bác Thiện (Đại diện Tổng cục ĐLTCCL phía Nam, tuổi ngoài 70, anh Thắng Ba Lan - dân Toán của Học viện), còn lại là "toàn bộ đội Học viện KTQS: bác Quốc k5, rồi vợ chồng Bình "đen" k7 tụt xích xuống k9, rồi k9 xịn: vợ chồng Dũng (thông gia vói Việt Tấn), Hòa "hói", Hoằng (bạn Việt Toàn, ĐHBK k21), Thành (em trai Quang "thần chết")... Lâu lắm mới gặp Khanh (vợ Tấn) và 2 cháu Quang, Thùy Dương (2 con Tấn). Chúng nó có gia đình và con cả rồi. vậy là chúng tao đã lên ông, lên bà. Gặp nhau mới biết nhiều bạn bệnh tật, ốm yếu thật đáng thương. Thôi thì cũng là số phận, ta phải  tiếp tục vui với thực tại!
Vợ chồng Bình "trắng" và anh chị Thiện.

Bình và Hòa "hói".

Cô dâu chú rể chào bàn.

Với bác Thiện.

"Tổng vệ sinh"!

Thêm Hòa mới đi "gọi điện thoại" về.

Vợ chồng cháu Thùy Dương ra trình diện.

Chia tay hoàng hôn.

Hoành tráng hơn vì có thêm mấy chú Scotland mặc váy(!).


Thầy, trò gặp nhau

Toàn cảnh.
Đỗ Quốc Trinh là học trò k12 của tôi, sau 2 anh em cùng là đồng nghiệp ở bộ môn Vô tuyến. Hai anh em có với nhau nhiều kỉ niệm. Nhất là mới lên bộ môn được ít thời gian thì mẹ mất. Chủ nhật đó bác Ngân đi theo xe tuyến về Nam Định, chiếc Honda-67 gửi lại phòng tôi. Nhận được tin buồn, tôi bàn với Bính phải phá khóa xe anh Ngân, lấy xe đi Bắc Giang ngay. (Trước đó từng mở khóa cổ, lấy chiếc xe Honda-50 Dame của bác Phương để lại, để đi bát phố Vĩnh Yên (tán gái?) cùng Phúc Chiến. Sau mới biết bác Phương có đánh dấu tóc và ghi lại chỉ số trên counter!). Phóng xe đến nơi, dự tang lễ, đưa bà ra đồng, cơm nước xong phải phóng về Vĩnh Yên chiều đó.

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Ca khúc hay: ”Yue liang dai biao wo de xin”.

Mời cùng nghe!

Làm thầy (Thu Thủy H42)


Kể từ ngày mình tốt nghiệp ra trường và bắt đầu đi làm, ngoài làm công việc nhà nước giao thuộc chuyên ngành điện tử y sinh thì mình tham gia giảng dạy cho các lớp học buổi tối. Lịch dạy thường kín suốt tuần. 

Đi dạy, mình  thường giao lưu với các bạn học trò nên không khí học rất sôi nổi. Mình yêu âm nhạc, nghe nhạc thì rất thích nghe với âm lượng lớn nên khi đến lớp, ngoài laptop - dụng cụ dạy học, mình còn mang theo chiếc loa để giờ nghỉ giải lao mình mở nhạc và cả lớp cùng nghe. Cái loa của mình có kích thước chỉ nhỏ bằng 1 chiếc ly nên rất tiện lợi. Biết cô giáo thích nghe nhạc, một cậu học trò trong lớp đã giới thiệu để mình thưởng thức một ca khúc mà bạn yêu thích. Ca khúc có nhan đề :” Yue liang dai biao wo de xin” dịch ra là “ Ánh trăng nói hộ lòng tôi”.
Cậu học trò giới thiệu ca khúc này là người giỏi tiếng Trung. Hiện giờ, bạn đang làm cho một công ty xây dựng của Trung Quốc. Giao lưu thì mình được biết thêm là bạn tốt nghiệp Học viện thiết kế bên Trung, năm 2004. Nói chung, học trò của mình đa phần là người đang đi làm. Đợt giao lưu ở lớp trước, mình nhớ có 1 anh học trò, anh hỏi:
-20/11 cô có về trường ko?
Mình trả lời:
- Mình có về chúc mừng các thày cô dạy trong trường, trước mình học ở HVKTQS chuyên ngành ĐTYS.
Anh học trò hỏi tiếp:
- Cô học khóa bao nhiêu?
 Mình trả lời:
- Mình học khóa 42, Anh cũng biết HVKTQS à?
Anh học trò:
Nhân viên của em cũng học chuyên ngành ĐTYS khóa 38, 40 của HVKTQS.
Mình hơi ngạc nhiên:
- Thế anh công tác ở đâu?
 - Em làm ở viện 108, trung tâm gia tốc Cyclotron…
Câu chuyện tưởng chừng chỉ dừng lại ở đó. Mình ko nghĩ rằng, anh học trò về Trung tâm kể chuyện với các đàn anh của mình và giới thiệu mình là cô giáo của anh ấy… Và các anh khóa trên của mình cũng điện thoại kể lại câu chuyện. 
Bữa sau, cô, trò lại giao lưu. Anh học trò mời mình sang bên trung tâm gia tốc chơi để giới thiệu cô giáo của anh với các đàn anh  y sinh cùng chuyên ngành. Anh học trò thấy mình đang chăm chỉ học tiếng Anh nên anh mời mình tham gia học thêm cùng Trung tâm... Mình cũng vui.
 Dạy học thì có nhiều điều thú vị. Nhưng một điều mà mình nhận ra là kể từ ngày mình đi dạy, mình rất yêu học trò. Thấy các bạn đi học đều, mình quý lắm. Không hiểu sao, mỗi khi viết theo lối kể chuyện là mình lại lan man nhiều thứ mà ko theo trọng tâm. Mình xin ngừng ở đây.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Tinh khôi



Trần Chí Thọ
Học viên Vô tuyến khóa 5

Sau ngày giải phóng miền Nam ít lâu, bọn Pôn-pốt bất ngờ đánh chiếm một đảo của ta ở cực Nam. Chúng tàn sát hết số dân Việt bấy nay ở đó, quăng xác xuống biển phi tang. (Chuyện này khi ấy chỉ phổ biến hẹp trong các đơn vị hải quân vùng 4, vùng 5 duyên hải. Ai nghe cũng sục sôi!). Ta điều một đơn vị hải quân đánh bộ ra chiếm lại đảo. Trận đánh ác liệt mà nhanh gọn. Bọn địch bị tiêu diệt, nhưng vẫn còn một số chạy thoát, tản mát trong rừng. Lệnh trên là phải nhanh chóng củng cố trận địa phòng ngự và truy quét cho kỳ hết bọn tàn quân… Sự kiện này, vì nhiều lý do, đài báo hai bên đều không đưa tin. (Coi như “ai làm nấy chịu” không liên quan chi đến nhà nước hai bên).
Khi ấy , tôi là một sĩ quan trẻ, được giao nhiệm vụ dẫn một tốp lính lên đảo để lập  mạng thông tin và đài quan sát biển. Tốp lính này đa phần là nam, nhưng cũng có hai cô gái chuyên ngành kỹ thuật. Đảo nhỏ nhưng cũng có núi cao, rừng rậm, ghềnh đá hiểm trở và còn cả kẻ địch đang rình rập. (Bọn tàn quân trong rừng và tàu địch lởn vởn ngoài khơi định tái chiếm). Vậy nên các nhóm công tác đều phải luôn trong tư thế sẵn sàng.

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

KHUNG TIỂU ĐOÀN TOÀN LÍNH QUÂN SỰ



TRẦN XUÂN LĂNG ©
                                                                  Học viên Trạm nguồn khóa 4

       Ai đó từng nói: “Hãy nói cho tôi nghe bạn anh là người thế nào, tôi sẽ nói anh là ai!”.  Những người bạn của tôi ư? Chỉ có thể nói bằng hai chữ: Tuyệt vời!
                Đó là những cựu học viên Đại học Kỹ thuật quân sự. Chúng tôi gắn bó với nhau không chỉ bằng những năm tháng học viên quân sự đầy mộng mơ, rất hiếu động mà bằng cả những ngày kề vai sát cánh bên nhau trong quân ngũ; cùng sẻ chia khó khăn gian khổ, cùng niềm vui khi hoàn thành nhiệm vụ và cùng làm ngơ trước những hào quang giả tạo trên đời.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Bức ảnh cũ (Trần Đình Ngân)

Xin gửi tặng các bạn bè tấm ảnh của ĐHKTQS trước 8/1973. Những bạn quan tâm, xin hãy cho Comment về các nhân vật, về thời gian của tấm ảnh.  Cũng xin cung cấp thêm thông tin, học viên của bài giảng hôm đó, không phải là học viên chuyên ngành mà là những học viên được "lựa chọn để góp mặt" theo yêu cầu của phóng viên  từ Tổng cục về thăm.