Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

CƠ SỞ CÁCH MẠNG Ở VĨNH YÊN

Phần 2 - Bà chị VN anh hùng
Ai đọc chắc cũng ngạc nhiên: Làm gì có danh hiệu cao quý này? Xin thưa, Nhà nước thì chưa nhưng anh em cán bộ, sĩ quan, CNV Đại học KTQS từng sống ở Vĩnh Yên thì đã tôn vinh 1 bà chị cực thương yêu bộ đội Vĩnh Yên cái danh hiệu này. Chuyện khá dài dòng...
*
... Vĩnh Yên những năm đầu của thập kỷ 80 thế kỷ trước. Chiến tranh biên giới với TQ từ 1979. Sau 1975, Liên Xô không còn viện trợ cho ta. Bắt đầu đói.
Trưa ấy, vừa dạy từ Khu 125 về. Bụng đói meo. Vừa đạp xe rẽ vào đường Bảo Sơn thì nghe tiếng gọi với theo:
- Ngân ơi, Quốc ơi, vào chị đi. Hôm nay, mông chị ngon lắm. Giò chị cũng tươi rói đây.
Chưa cuối tháng đã hết nhẵn tiền, quý chị lắm nhưng đâu dám vào:
- Chị ơi, chúng em hết tiền rồi.
- Ơ hay, tiền nong gì, cứ lấy về mà ăn. Khi nào có tiền trả cũng được.
Cơ sở cách mạng của chúng tôi như thế đấy.

CƠ SỞ CÁCH MẠNG VĨNH YÊN (Kiến Quốc)

"Đi dân nhớ, ở dân thương..." (nhớ là còn "chấm chấm" nữa!) là truyền thống của bộ đội ta; điều này quá đúng với cán bộ, sĩ quan, học viên Đại học KTQS Vĩnh Yên. Xin được đăng tải loạt bài về các cơ sở cách mạng của chúng tôi.
Phần 1 - Đại tá Lữ trưởng Lữ đoàn dù
Anh tên là Nguyễn Văn Lữ, Việt kiều Thái-lan về nước theo lời kêu gọi của Cụ Hồ hồi 1960. Vì thân thiện, Lập Ngố và Trung Nghĩa đặt cho anh cái tên Lữ trưởng Lữ dù. Nhà anh đối diện "Chiêu đãi khổ" Bảo Sơn nên cũng thành nơi đón vợ con, người yêu của cánh đàn em lên chơi. Vô tư, nhà có gì xài nấy.