Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Một học viên của Học viện tại CHLB Nga

Mời đọc Hiephoa.net!

Thông báo tuyển sinh


              BỘ QUỐC PHÒNG                     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

            Số:  139  /TB-HV                          Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2012
                                                       
THÔNG BÁO
Về việc tuyển sinh sau đại học năm 2012
   
  Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ ban hành kèm theo Thông tư 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2011 và Quy chế đào tạo trình độ tiến sỹ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Học viện Kỹ thuật Quân sự thông báo tuyển sinh đào tạo sau đại học năm 2012 như sau:
I. CÁC CHUYÊN NGÀNH VÀ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH ĐÀO TẠO
1. Các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sỹ:
- Công nghệ hoá học;    
- Khoa học máy tính;              
- Hệ thống thông tin;              
- Tự động hoá;              
- Điều khiển các thiết bị bay;  
- Kỹ thuật điện tử;
- Kỹ thuật rađa - dẫn đường;  
- Cơ học kỹ thuật;                            
- Xây dựng đường ô tô và đường thành phố;
- Kỹ thuật xe máy công binh (gồm các chuyên ngành hẹp):
          + Ô tô máy kéo;                               
          + Kỹ thuật xe máy công binh;      
          + Kỹ thuật động cơ nhiệt.
- Xây dựng công trình ngầm, mỏ và các công trình đặc biệt (gồm các chuyên ngành hẹp):
          + Xây dựng công trình ngầm, mỏ và các công trình đặc biệt;
          + Xây dựng dân dụng và công nghiệp.      
- Công nghệ chế tạo máy (gồm các chuyên ngành hẹp):
          + Công nghệ chế tạo máy;                
          + Vũ khí;             
          + Đạn;                                    
+ Cơ điện tử.
- Quản lý khoa học và công nghệ;
- Tổ chức, chỉ huy kỹ thuật (gồm các chuyên ngành hẹp):
          + Tổ chức, chỉ huy kỹ thuật;  
          + Quản lý kinh tế kỹ thuật.
2. Các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ:
- Tự động hoá;                                           
- Điều khiển các thiết bị bay;
- Lý thuyết điều khiển và điều khiển tối ưu;        
- Kỹ thuật điện tử;
- Kỹ thuật rađa - dẫn đường;                     
- Kỹ thuật động cơ nhiệt;
- Kỹ thuật xe máy quân sự, công binh;               
- Xây dựng sân bay;
- Xây dựng công trình đặc biệt;                           
- Cơ học kỹ thuật;
- Công nghệ chế tạo máy;
- Cơ học vật thể rắn;                                           
- Toán học tính toán;    
- Bảo đảm toán học cho máy tính và hệ thống tính toán;
- Tổ chức, chỉ huy kỹ thuật.
3. Chỉ tiêu tuyển sinh:
Dự kiến: 850 cao học và 80 NCS.
Thông tin về đề tài nghiên cứu và thầy hướng dẫn nghiên cứu sinh xem chi tiết ở Phụ lục I.
II. TUYỂN SINH CAO HỌC
1. Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển
2. Điều kiện về văn bằng dự thi:
Người dự thi cần thoả mãn một trong các điều kiện sau đây:
- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ 5 năm đúng ngành hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi. Những trường hợp này không phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi.
          - Có bằng tốt nghiệp đại học hệ 4-4,5 năm ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi hoặc có bằng tốt nghiệp đại học hệ 5 năm gần với ngành, chuyên ngành dự thi. Những trường hợp này phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức cho từng chuyên ngành xem chi tiết ở Phụ lục II.
3. Điều kiện về thâm niên công tác:
a) Đối với các chuyên ngành kỹ thuật: Ngư­ời có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên thuộc ngành đúng hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Những đối tượng còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi, kể từ ngày có Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.
b) Đối với chuyên ngành Tổ chức, chỉ huy kỹ thuật (chuyên sâu về Quản lý Kinh tế kỹ thuật): Người dự thi phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác (kể cả những người tốt nghiệp đại học loại khá trở lên).
c) Đối với chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ: Điều kiện về văn bằng và thâm niên công tác như sau:
- Đối tượng dự thi: Người dự thi là lãnh đạo hoặc chuyên viên các đơn vị Quản lý khoa học công nghệ của các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, quản lý sản xuất kinh doanh.   
-Về thâm niên công tác: Người dự thi phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến ngành Quản lý khoa học và công nghệ (kể cả những người tốt nghiệp đại học loại khá trở lên). Trong hồ sơ cần có giấy xác nhận của cơ quan hoặc quyết định phân công công tác (có công chứng).
          4. Thời gian đào tạo: Từ 1 năm đến 2 năm.
5. Các môn thi tuyển gồm:
a) Môn cơ bản;
b) Môn cơ sở của chuyên ngành đào tạo (Danh mục các môn thi tuyển cho từng chuyên ngành xem ở Phụ lục III).
c) Môn ngoại ngữ (Tiếng Anh hoặc tiếng Nga).
6. Chính sách ưu tiên:
Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh nếu thuộc một trong những đối tượng sau:
a) Th­ương binh hoặc là người được hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;
b) Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng;
c) Ng­ười dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
d) Ng­ười có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo.
- Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng 1 điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản.
- Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.
7. Hồ sơ dự thi gồm:
a) Đơn xin dự thi (theo mẫu);
b) Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm (có công chứng);
c) Các chứng chỉ bổ túc kiến thức;
d) Lý lịch khoa học (theo mẫu);
e) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe của bệnh viện đa khoa;
f) Bản sao giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có);
g) Ba ảnh 3 x 4, hai phong bì có dán tem và ghi đầy đủ địa chỉ người nhận trên phong bì.
III. TUYỂN SINH NGHIÊN CỨU SINH
1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.
2. Điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh:
Người dự tuyển NCS phải đáp ứng đầy đủ 5 điều kiện:
a) Có một trong hai loại bằng tốt nghiệp sau:
- Có bằng tốt nghiệp Cao học ngành phù hợp/gần phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển và có ít nhất một bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành (theo quy định của HVKTQS).
- Trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp Cao học thì phải có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Điểm trung bình tốt nghiệp Đại học phải được xếp hạng Khá trở lên và có ít nhất hai bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành (theo quy định của HVKTQS). Danh mục những văn bằng được dự xét tuyển cho từng chuyên ngành, xem ở Phụ lục IV.
b) Có một bài luận về dự định nghiên cứu:
- Trình bày rõ ràng về đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được.
- Kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo.
- Những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu.
- Đề xuất người hướng dẫn trên cơ sở sự đồng thuận bằng văn bản của người được đề xuất.
c) Có hai thư giới thiệu:
- Hoặc của hai nhà khoa học có chức danh khoa học (GS, PGS, TS) cùng chuyên ngành.
- Hoặc của một nhà khoa học có chức danh khoa học (GS, PGS, TS) cùng chuyên ngành và của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh.
- Những người viết thư giới thiệu phải có ít nhất 6 tháng đã cùng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển.
d) Có đủ trình độ ngoại ngữ: Phải có một trong các loại chứng chỉ (văn bằng) sau đây:
- Chứng chỉ ngoại ngữ của các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín trong nước, các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế có thẩm quyền với yêu cầu trình độ tiếng Anh TOEFL ITP 450 điểm, IBT 45 điểm, IELTS 4.5 hoặc B1 Khung Châu Âu trở lên (trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày dự xét tuyển nghiên cứu sinh).
- Bằng Tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ; hoặc tốt nghiệp đại học tại nước ngoài; hoặc tốt nghiệp đại học trong nước mà ngôn ngữ dùng trong toàn bộ chương trình đào tạo bằng ngoại ngữ, không qua phiên dịch (thuộc 2 thứ tiếng: Anh, Nga).
e) Về thâm niên công tác: Người dự tuyển NCS cần có ít nhất hai năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực đăng kí dự thi kể từ khi tốt nghiệp đại học. Riêng đối với ngành “Tổ chức, chỉ huy kỹ thuật”, người dự tuyển là lãnh đạo hoặc chuyên viên các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, phải có ít nhất 5 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan.
3. Thời gian đào tạo:
          a) Hệ tập trung: Thời gian tập trung liên tục là 4 năm đối với người có bằng kỹ sư, 3 năm đối với người có bằng thạc sỹ.
b) Hệ không tập trung: Là hệ không tập trung học tập - nghiên cứu liên tục tại Trường. Nhưng phải có tổng thời gian học và nghiên cứu như quy định đối với nghiên cứu sinh hệ tập trung, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Học viện KTQS để thực hiện đề tài nghiên cứu.

4. Hồ sơ dự tuyển gåm có:
a) Đơn xin dự tuyển (theo mẫu).
b) Lý lịch khoa học (theo mẫu).
c) Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của bệnh viện đa khoa.
d) Các văn bản:
- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp và bảng điểm tương ứng;
- Bài luận về dự định nghiên cứu (dài từ 3 đến 4 trang A4);
- Thư giới thiệu (theo mẫu);
- Văn bản xác nhận trình độ ngoại ngữ;
- Quyết định hoặc công văn của cơ quan cử/cho phép đi học (phải ghi rõ: cam kết tạo điều kiện để NCS thực hiện hình thức đào tạo đã lựa chọn tại mục a).
e) Bản sao chụp các bài báo khoa học đã công bố.
f) Hai ảnh 3 x 4, hai phong bì có dán tem và ghi đầy đủ địa chỉ người nhận trên phong bì.
IV. THI TUYỂN, ĐỊA ĐIỂM DỰ THI
1. Thi tuyển:
- Kỳ thi tuyển sinh sau đại học năm 2012 của Học viện KTQS được tổ chức vào các ngày 10, 11 và 12/8/2012.
- Giấy báo dự thi sẽ được gửi cho thí sinh thông qua địa chỉ trên phong bì thư nộp kèm hồ sơ. Thời gian gửi giấy báo dự thi trước ngày 20/7/2012.
2.  Địa điểm dự thi: Tæ chøc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
V. KẾ HOẠCH PHÁT HÀNH VÀ NHẬN HỒ SƠ
1.Thời gian phát hành hồ sơ: Bắt đầu từ ngày 21/02/2012 đến 22/6/2012.
2. Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ:
          - Tại Hà Nội: Phòng Sau đại học - Học viện Kỹ thuật Quân sự.
         - Tại TP Hồ Chí Minh: Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu Khoa học công nghệ phía Nam.
3. Thời hạn nộp hồ sơ dự thi:
a) Thêi h¹n nép hå s¬ dù thi cao học:
- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành đăng ký dự thi (các đối tượng phải học bổ sung kiến thức):
+ Tại Hà Nội: từ ngày 12/3/2012 đến 30/3/2012.
+ Tại TP Hồ Chí Minh: từ ngày 02/4/2012 đến 16/4/2012.
- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp với ngành đăng ký dự thi từ ngày 04/6/2012 đến 22/6/2012.
b)Thời hạn nộp hồ sơ dự tuyển NCS: từ ngày 11/6/2012 đến 22/6/2012.
( Lưu ý: Hồ sơ đã nộp không hoàn trả lại).
VI. ÔN TẬP VÀ HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC
Lịch học cụ thể được thông báo tại các bảng tin của Phòng Sau đại học và trên website của Học viện KTQS: http://mta.edu.vn. Dự kiến các mốc thời gian như sau:       
1. Tại Hà Nội:
- Tổ chức học bổ sung kiến thức từ ngày 09/4/2012 đến 20/5/2012. Thời gian đăng ký học bổ sung kiến thức từ ngày 21/3/2012 đến 09/4/2012.
- Tổ chức các lớp ôn thi tuyển sinh từ ngày 7/5/2012 đến 03/8/2012. Thời gian đăng ký ôn tập: từ ngày 23/4/2012.
2. Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
- Tổ chức học bổ sung kiến thức từ ngày 04/5/2012 đến 22/6/2012. Thời gian đăng ký học bổ sung kiến thức từ ngày 16/4/2012 đến 04/5/2012.
- Tổ chức các lớp ôn thi tuyển sinh từ ngày 22/6/2012 đến 03/8/2012. Thời gian đăng ký ôn tập: từ ngày 21/5/2012 đến ngày 22/6/2012.
            VII. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ    
1. Tại Hà Nội: Phòng Sau đại học - Học viện Kỹ thuật Quân sự.
          Địa chỉ: Tầng 3 – nhà S3 - khu A Học viện KTQS (số 100 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội). Điện thoại: 069.515.319; 069.515.320; 069.515. 321.       2. Tại TP Hồ Chí Minh: Trung tâm Đào tạo và NCKHCN phía Nam.
           Địa chỉ: Số 71đường Cộng Hoà, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 069. 662.644; 0838.113.660; 0982.100.111.
Thông tin chi tiết xem tại Website http://mta.edu.vn./.
GIÁM ĐỐC


Đã ký



Trung tướng
GS,TSKH Phạm Thế Long    
   

 
                                                                                                    
Nơi nhận:                                                                              
- Bộ GD&ĐT;
- P10, K9, TTCNTT;                             
- Lưu: BM, P7(3b), Ki 50b.
                                                                                                  

             



Phụ lục III
CÁC MÔN THI TUYỂN SINH CAO HỌC NĂM 2012
(Kèm theo Thông báo tuyển sinh SĐH số:                  /TB-HV ngày       tháng     năm 2012)
 


STT
Chuyên ngành
Mã số
Môn Cơ bản
Môn cơ sở
Ngoại Ngữ (trình độ B)
1.          
Cơ học kỹ thuật
60 52 02
Toán cao cấp
Sức bền vật liệu
Tiếng Anh hoặc tiếng Nga
2.          
Công nghệ chế tạo máy:
(Chế tạo máy, Vũ khí, Đạn, Cơ điện tử)
60 52 04
Toán cao cấp
Sức bền vật liệu
Tiếng Anh hoặc tiếng Nga
3.          
Kỹ thuật xe máy quân sự, công binh:
(Ô tô,  Xe máy CB, Máy xây dựng,  ĐC nhiệt )
60 52 36
Toán cao cấp
Sức bền vật liệu
Tiếng Anh hoặc tiếng Nga
4.          
Tự động hoá
60 52 60
Toán cao cấp
Lý thuyết mạch
Tiếng Anh hoặc tiếng Nga
5.          
Điều khiển các thiết bị bay
60 52 64
Toán cao cấp
Lý thuyết mạch
Tiếng Anh hoặc tiếng Nga
6.          
Kỹ thuật điện tử
60 52 70
Toán cao cấp
Lý thuyết mạch
Tiếng Anh hoặc tiếng Nga
7.          
KT Rađa - dẫn đường
60 52 72
Toán cao cấp
Lý thuyết mạch
Tiếng Anh hoặc tiếng Nga
8.          
Xây dựng công trình ngầm, mỏ và công trình đặc biệt: (Công trình ngầm, Xây dựng dân dụng và CN )
60 58 50
Toán cao cấp
Cơ học kết cấu
Tiếng Anh hoặc tiếng Nga
9.          
Xây dựng đường ô tô và đường thành phố
60 58 30
Toán cao cấp
Cơ học kết cấu
Tiếng Anh hoặc tiếng Nga
10.      
Công nghệ Hoá học
60 52 75
Toán cao cấp
Cơ sở LT Hoá học
Tiếng Anh hoặc tiếng Nga
11.      
Khoa học máy tính
60 48 01
Toán rời rạc
Cấu trúc dữ liệu&GT
Tiếng Anh
12.      
Hệ thống thông tin
60 48 05
Toán rời rạc
Cấu trúc dữ liệu&GT
Tiếng Anh
13.      
Tổ chức CHKT: (Tổ chức, chỉ huy kỹ thuật; Quản lý kinh tế kỹ thuật)
60 86 72
Toán B
Quản trị học
Tiếng Anh hoặc tiếng Nga
14.      
Quản lý Khoa học và Công nghệ
60 34 72
Toán B
Quản trị học
Tiếng Anh hoặc tiếng Nga
 Phụ lục IV
DANH MỤC CÁC VĂN BẰNG ĐƯỢC DỰ XÉT TUYỂN NCS NĂM 2012
(Kèm theo Thông báo tuyển sinh SĐH số:                 /TB-HV ngày      tháng     năm 2012)
 

CHUYÊN NGÀNH: Kỹ thuật điện tử.
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
Không tuyển nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sỹ
- Kỹ thuật điện tử;                                          - Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá;
- Kỹ thuật ra đa - dẫn đường;                         - Vật lý vô tuyến;
- Kỹ thuật đo lường điện;                               - Kỹ thuật điện tử viễn thông.

CHUYÊN NGÀNH: Kỹ thuật ra đa - dẫn đường.
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
- Kỹ thuật điện tử;        - Thông tin;              - Ra đa;                   - Tên lửa;
- Tự động hoá;               - Ra đa Hải quân;      - Tác chiến điện tử;
- Thiết bị điện trên tầu; - Vô tuyến điện Hải quân.
- Kỹ thuật điện tử;                   - Kỹ thuật ra đa - dẫn đường;
- Tự động hoá;                         - Điều khiển các thiết bị bay.

CHUYÊN NGÀNH: Tự động hoá.
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
- Tên lửa phòng không;  - Tên lửa, vũ khí hàng không;   - Ra đa;
- Pháo PK, pháo tàu;      - Thiết bị điện, điện tử;             - Điện tử Y sinh;
- Điều khiển tự động;     - Tự động hóa;                           - Cơ điện tử;
- Tên lửa hải quân;          - Tác chiến điện tử;                   -Điện tàu.  
- Tự động hóa;                         - Điều khiển thiết bị bay;
- Kỹ thuật điện tử;                  - Kỹ thuật ra đa - dẫn đường.
                                                         
CHUYÊN NGÀNH: Điều khiển các thiết bị bay.
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
- Tên lửa phòng không;     - Ra đa;     - Tên lửa;      - Tên lửa hải quân; 
- Vũ khí hàng không   ;     - Pháo PK, pháo tàu;       - Điều khiển tự động.
- Tự động hóa;              - Điều khiển các thiết bị bay;       
- Kỹ thuật ra đa - dẫn đường.
CHUYÊN NGÀNH: Lý thuyết điều khiển và điều khiển tối ưu.
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
- Điều khiển tự động.    - Tên lửa phòng không;              - Pháo PK, pháo tàu;
- Tên lửa, vũ khí hàng không; - Tên lửa hải quân;           - Ra đa.
- Điều khiển tự động;           - Kỹ thuật ra đa - dẫn đường;
- Tự động hóa;                      - Điều khiển các thiết bị bay.


CHUYÊN NGÀNH: Toán học tính toán.
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
- Kỹ sư, Cử nhân Toán học;                - Toán, Tin học.
- Toán học;                                          - Toán, Tin học.


CHUYÊN NGÀNH: Bảo đảm toán học cho máy tính và hệ thống tính toán
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
- KS, CN Toán, Tin học;                                 - KS, CN Công nghệ thông tin;
- KS, CN Mạng máy tính và Truyền thông;  - KS, CN Kỹ thuật máy tính.
- Toán, Tin học;                                   - Công nghệ thông tin;
- Mạng máy tính và Truyền thông;     - Kỹ thuật máy tính.


CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức, chỉ huy kỹ thuật
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
- Kỹ thuật;                               - Kinh tế;                     - Quản trị.
- Tổ chức, chỉ huy kỹ thuật;   - Quản lý khoa học và công nghệ;
- Quản lý kinh tế;        - Quản trị kinh doanh;    - Quản lý nguồn nhân lực.

CHUYÊN NGÀNH: Kỹ thuật động cơ nhiệt
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
- Động cơ đốt trong;               - Máy tàu biển;
- Ôtô-máy kéo;                        - Ôtô quân sự;        - Tăng, thiết giáp.
- Kỹ thuật động cơ nhiệt;             - Kỹ thuật xe máy quân sự, công binh
- Máy tàu biển;                             - Máy xây dựng.

CHUYÊN NGÀNH: Xe máy quân sự, công binh.
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
Không tuyển nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sỹ
- Cơ khí động lưc;                  - Kỹ thuật xe máy quân sự, công binh;
- Kỹ thuật động cơ nhiệt.
(Có bằng đại học chính quy loại khá trở lên thuộc các lĩnh vực kiến thức của ngành Cơ khí Động lực.)


CHUYÊN NGÀNH: Đạn
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
- Đạn;                 - Công nghệ chế tạo đạn;                  -Thiết kế chế tạo đạn.
- Đạn


CHUYÊN NGÀNH: Vũ khí
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
-Vũ khí;           - Công nghệ chế tạo vũ khí;    -Thiết kế chế tạo vũ khí.
-Vũ khí.


CHUYÊN NGÀNH: Cơ học kỹ thuật
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
- Công nghệ chế tạo máy;       - Công nghệ chế tạo vũ khí;
- Công nghệ chế tạo đạn;        - Gia công áp lực;  - Vũ khí;
- Khối các chuyên ngành cơ khí động lực : Ôtô, xe tăng,
   máy xây dựng, máy kéo;
- Khối chuyên ngành toán –cơ;           - Đạn;
- Khối chuyên ngành xây dựng.
- Khối các chuyên ngành cơ khí chế tạo máy: công nghệ chế tạo máy, công nghệ chế tạo vũ khí, công nghệ chế tạo đạn, gia công áp lực.
- Khối các chuyên ngành cơ khí chính xác: vũ khí, đạn.
- Khối các chuyên ngành cơ khí động lực: ôtô, xe tăng, máy xây dựng, máy kéo.
- Khối  chuyên ngành toán –cơ.
- Khối chuyên ngành xây dựng.

CHUYÊN NGÀNH: Công nghệ chế tạo máy
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
Công nghệ chế tạo máy.
Công nghệ chế tạo máy với gốc ngành đại học chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy.

CHUYÊN NGÀNH: Cơ học vật thể rắn
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
- Cử nhân Toán cơ;                 - Cơ điện tử;            - Cơ tin;
- Cơ khí chế tạo máy (công nghệ chế tạo máy, gia công áp lực);
- Vũ khí;                      - Đạn;              - Cơ khí động lực ;
- Công trình quốc phòng, xây dựng, giao thông.

- Cơ học vật thể rắn;   - Cơ học kỹ thuật;       - Công nghệ chế tạo máy;
- Kỹ thuật máy bay và thiết bị bay;              - Kỹ thuật xe máy quân sự, công binh;
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp;  - Xây dựng cầu, hầm; 
- Xây dựng đường ô tô và đường thành phố;             - Xây dựng sân bay; 
- Xây dựng đường sắt;                                    - Xây dựng công trình thủy lợi;
- Xây dựng công trình biển;                           
- Xây dựng công trình ngầm, mỏ và các công trình đặc biệt.

CHUYÊN NGÀNH: Xây dựng sân bay
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
- Sân bay;                                - Xây dựng đường ô tô.
- Xây dựng Sân bay;                    - Xây dựng đường ô tô và đường thành phố.

CHUYÊN NGÀNH: Xây dựng công trình đặc biệt
Những văn bằng tốt nghiệp đại học
Những văn bằng tốt nghiệp cao học
 - Xây dựng dân dụng và công nghiệp;      - Xây dựng Cầu, hầm;
- Xây dựng công trình ngầm, mỏ;              - Công trình quốc phòng;
- Xây dựng công trình thuỷ;                      - Xây dựng hầm và metro;
- Xây dựng công trình ngầm đô thị.
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp;           - Xây dựng Cầu, hầm;
- Xây dựng công trình thuỷ;                          - Xây dựng hầm và metro;
- Xây dựng công trình ngầm đô thị; 
- Xây dựng công trình ngầm, mỏ và các công trình đặc biệt.
 Phụ lục II
 DANH MỤC CÁC MÔN HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC
 (Kèm theo Thông báo tuyển sinh SĐH  số:               /TB-HV ngày       tháng     năm 2012)
 

CHUYÊN NGÀNH: CƠ HỌC KỸ THUẬT
1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần bổ sung kiến thứcKỹ sư các chuyên ngành như: Công nghệ chế tạo máy; Gia công áp lực;  Vũ khí; Đạn; Ôtô, máy kéo; Máy xây dựng, Xe tăng; Cơ điện tử.
2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần bổ sung kiến thức: Cử nhân toán-cơ; Kỹ sư xây dựng và Kỹ sư xây dựng công trình quân sự.
3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Nguyên lý máy
45
Khoa Cơ khí
2
Dung sai và lắp ghép
30
Khoa Cơ khí
3
Chi tiết máy
60
Khoa Cơ khí

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
          1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức: Kỹ sư thuộc chuyên ngành: Cơ khí chế tạo máy; Công nghệ chế tạo vũ khí.
            2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức:  Kỹ sư thuộc CN cơ khí động lực; Vũ khí; Đạn.
   3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Công nghệ chế tạo máy
45
Khoa Cơ khí
2
Máy cắt kim loại
45
Trung tâm Công nghệ
3
Nguyên lý cắt và dụng cụ cắt
45
Khoa Cơ khí

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC
1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức:
- Các kỹ sư chuyên ngành hóa tốt nghiệp tại các trường ĐH Bách Khoa, Học viện Kỹ thuật Quân sự.
- Các kỹ sư thuốc phóng thuốc nổ, phòng hoá tốt nghiệp tại Học viện hoặc kỹ sư Vũ khí, Đạn đã học chuyển loại kỹ sư thuốc phóng, thuốc nổ.
            2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức:
Những cử nhân hóa tốt nghiệp tại Đại học KHTN - ĐH Quốc gia HN, Cử nhân hóa tốt nghiệp các trường Sư phạm.
   3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Quá trình và thiết bị phản ứng
75
Khoa Hoá – Lý kỹ thuật
 CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
            1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức:
- Kỹ thuật điện tử, điện tử viễn thông, Vô tuyến điện tử Hàng hải, Vô tuyến điện tử hàng không
            2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức:
- Ra đa, Tên lửa, Tác chiến điện tử, Kỹ thuật điều khiển, Định vị và dẫn đường, Kỹ thuật máy tính
   3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Kỹ thuật truyền dẫn số
45
Khoa Vô tuyến điện tử
2
Kỹ thuật chuyển mạch
45
Khoa Vô tuyến điện tử
3
Kỹ thuật truyền số liệu
45
Khoa Vô tuyến điện tử
4
Cơ sở mạng viễn thông
45
Khoa Vô tuyến điện tử

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT RA ĐA - DẪN ĐƯỜNG
            1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức:
             Ra đa, Tên lửa, Tác chiến điện tử, Định vị và dẫn đường, Khí tài điện tử hàng không,
            2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức:
             Kỹ thuật điện tử, điện tử viễn thông, Vô tuyến điện tử Hàng hải, Vô tuyến điện tử hàng không, Kỹ thuật điều khiển, Ngư lôi, Kỹ thuật thuỷ âm
   3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Nguyên lý ra đa
60
Khoa Vô tuyến điện tử
2
Cơ sở xây dụng đài ra đa
60
Khoa Vô tuyến điện tử
3
Xử lý tin ra đa
60
Khoa Vô tuyến điện tử


CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÁY TÍNH VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
            1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức:Là các Kỹ sư tin học, Công nghệ thông tin tốt nghiệp các trường Đại học quốc gia, Đại học kỹ thuật như: ĐHBK Hà nội, Học viện KTQS; các kỹ sư toán tin của ĐHBK Hà Nội và các trường Đại học quốc gia…
            2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức:
Là các kỹ sư hoặc cử nhân các ngành toán, điện tử. Riêng đối tượng này phải được học bổ sung một số học phần chuyển đổi trước khi thi tuyển.
  3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Kỹ thuật lập trình
60
Khoa Công nghệ thông tin
2
Lý thuyết cơ sở dữ liệu
60
Khoa Công nghệ thông tin
3
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin
60
Khoa Công nghệ thông tin
CHUYÊN NGÀNH: VŨ KHÍ
1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức: Vũ khí; Công nghệ chế tạo vũ khí.
2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức:  Các văn bằng tốt nghiệp đại học ngành cơ.
3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Trang bị vũ khí
60
Khoa Vũ khí
2
Thuật phóng trong và thuật phóng ngoài
60
Khoa Vũ khí
3
Nguyên lí kết cấu và tính toán TK vũ khí
90
Khoa Vũ khí
           
CHUYÊN NGÀNH: ĐẠN
1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức: Kỹ sư đạn; Kỹ sư công nghệ chế tạo đạn; Kỹ sư thiết kế chế tạo đạn.
2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức:  Các văn bằng tốt nghiệp đại học ngành cơ khí.
3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Thuật phóng trong và lý thuyết động cơ tên lửa
45
Khoa Vũ khí
2
Thuật phóng ngoài và lý thuyết bắn
45
Khoa Vũ khí
3
Thuốc phóng thuốc nổ
45
Khoa Vũ khí
4
Cấu tạo, tác dụng đạn
45
Khoa Vũ khí
5
Thiết kế đạn
45
Khoa Vũ khí
6
Nguyên lý kết cấu và tính toán ngòi đạn
45
Khoa Vũ khí
7
Sản xuất và thử nghiệm đạn
45
Khoa Vũ khí
CHUYÊN NGÀNH: CƠ ĐIỆN TỬ

1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức: Kỹ sư cơ điện tử

            2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần bổ sung kiến thức:- Kỹ sư cơ khí không thuộc chuyên ngành Cơ điện tử.
-  Kỹ sư, cử nhân điện, điện tử, tự động hoá hoặc tương đương.
  3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
a. Cho kỹ sư cơ khí không thuộc chuyên ngành Cơ điện tử
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Kỹ thuật mạch điện tử
45
Khoa Vô tuyến điện tử
2
Cấu kiện điện tử
45
Khoa Vô tuyến điện tử
b. Cho kỹ sư, cử nhân điện, điện tử, tự động hoá,...
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Cơ học cơ sở
45
Khoa Cơ khí
2
Sức bền vật liệu
45
Khoa Cơ khí
CHUYÊN NGÀNH: TỰ ĐỘNG HÓA
1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức: Điện tử viễn thông;Tên lửa phòng không;Tên lửa – vũ khí hàng không; Tên lửa hải quân; Radar, Pháo PK, pháo tàu; Điện tàu; Thiết bị điện - điện tử; Điều khiển tự động.
2. Văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ xung kiến thức:  Công nghệ thông tin; Cơ điện tử.
3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
STT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên GD
1
Lý thuyết tự động điều khiển
45
Khoa Kỹ thuật Điều khiển
2
Kỹ thuật điện nâng cao
45
Khoa Kỹ thuật Điều khiển
3
Phần tử tự động
30
Khoa Kỹ thuật Điều khiển

CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU KHIỂN CÁC THIẾT BỊ BAY
1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức: Tên lửa phòng không; Tên lửa – vũ khí hàng không; Tên lửa hải quân; Radar;Pháo PK, Pháo tàu; Điều khiển tự động
2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức: Công nghệ thông tin; Điện tử viễn thông; Cơ - điện tử
3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Phần tử tự động
30
Khoa Kỹ thuật Điều khiển
2
Lý thuyết điều khiển tự động
75
Khoa Kỹ thuật Điều khiển
3
Lý thuyết bay và cơ sở XD các HTĐK
75
Khoa Kỹ thuật Điều khiển
4
Nguyên lý radar
60
Khoa Vô tuyến điện tử

CHUYÊN NGÀNH: ÔTÔ QUÂN SỰ, ÔTÔ MÁY KÉO

            1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần bổ sung kiến thức: Thuộc các CN: tăng thiết giáp, xe quân sự .
          2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần bổ sung kiến thức: Thuộc các CN cơ khí năng lượng.
   3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Lý thuyết ôtô
45
Khoa Động lực
2
Kết cấu, tính toán ôtô
45
Khoa Động lực
3
Khai thác ôtô
60
Khoa Động lực

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ NHIỆT
1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức: Ðã tốt nghiệp đại học chính quy ngành Động cơ đốt trong; ngành Xe quân sự; ngành Xe máy công binh và ngành Cơ khí động lực có liên quan đến động cơ đốt trong.
2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức: Kỹ sư thuộc ngành cơ khí năng lượng.
3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Lý thuyết động cơ
75
Khoa Động lực
2
Kết cấu – tính toán động cơ
75
Khoa Động lực

CHUYÊN NGÀNH: XE MÁY CÔNG BINH
            1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức:
            Tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành xe máy công binh, máy xây dựng, máy xây dựng và xếp dỡ.
            2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức:
            Tốt nghiệp đại học chính quy các chuyên ngành khác thuộc ngành cơ khí.
   3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Máy làm đất
60
Khoa Động lực
2
Khai thác máy xây dựng
60
Khoa Động lực
3
Máy sản xuất vật liệu XD
30
Khoa Động lực
               
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM, MỎ VÀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC BIỆT
            1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức: Tốt nghiệp hệ Đại học chuyên ngành xây dựng Công trình quốc phòng, công trình ngầm, mỏ, cầu hầm, hầm mêtro, địa kỹ thuật, công trình đặc biệt.
            2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức:  Kỹ sư thuỷ lợi; Kỹ sư xây dựng dân dụng - công nghiệp
    3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Động lực học công trình
45
Khoa Công trình quân sự

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ
           1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức : Kỹ sư đường bộ; kỹ sư sân bay.
            2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức: Kỹ sư thuỷ lợi, kỹ sư xây dựng dân dụng - công nghiệp
   3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên hướng dẫn
1
Thiết kế hình học đường ô tô
30
Khoa Công trình quân sự
2
Thiết kế nền mặt đường ô tô
30
Khoa Công trình quân sự
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức: Kỹ xây dựng dân dụng và công nghiệp.
            2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức: Kỹ sư: Thuỷ lợi; Cầu đường; Công trình quốc phòng; Công trình ngầm , mỏ.
  3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Kết cấu nhà bê tông cốt thép
45
Viện KT các công trình đặc biệt
2
Kết cấu nhà thép
45
Viện KT các công trình đặc biệt

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC, CHỈ HUY KỸ THUẬT
1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức: Không.
2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức:
- Kỹ sư, cử nhân thuộc các chuyên ngành kỹ thuật, kinh tế quân sự được đào tạo trong và ngoài nước .
  3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Quản trị học
45
Khoa Cơ khí
2
Cơ sở công tác kỹ thuật quân sự
45
Khoa Chỉ huy Tham mưu Kỹ thuật

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ KỸ THUẬT
1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức: Cử nhân kinh tế, kỹ sư kinh tế.
2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức: Kỹ sư, cử nhân thuộc các chuyên ngành kỹ thuật.
  3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Quản trị học
45
Khoa Cơ khí
2
Tâm lý học
30
Khoa CTĐ-CTCT
3
Kinh tế học
45
Bộ môn Quản lý KHCN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
            1. Những văn bằng tốt nghiệp đại học không cần học bổ sung kiến thức: Không có.
            2. Những văn bằng tốt nghiệp đại học cần học bổ sung kiến thức: Tất cả (không tuyển ngành ngoại ngữ).
   3. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
TT
Môn học bổ sung kiến thức
Số tiết
Giáo viên giảng dạy
1
Kinh tế học
45
Khoa Cơ khí
2
Quản trị học
45
Khoa Cơ khí
3
Khoa học luận
30
Khoa Cơ khí
4
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
30
Khoa Cơ khí
5
Tâm lý học
30
Khoa CTĐ-CTCT