Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Lính Đại học KTQS đi tiếp nhận SAM-3

Có tên anh Nguyễn Ngọc Quý, giáo viên bộ môn Tên lửa, trong bài viết. Các anh đã được cử đi nhận SAM-3 ở Liên Xô. Tiếc là SAM-3 về tới Đông Anh và không kịp triển khai đánh B52 cuối 1972. 
Nhưng sự thực thế nào. Mời đọc!

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Giới thiệu tham khảo nước ngoài: PHÁP ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG 2 NĂM NHƯ THẾ NÀO ? (ST: CCB Vũ Diệu)


Bậc Cao đẳng 2 năm của Pháp được đào tạo tại các Viện đại học công nghệ ( Institut Universitaire de Technologies , viết tắt là IUT ) . Sau 2 năm học , sinh viên đạt trình độ chuyên nghiệp tương đương năm thứ 2 đại học , được cấp bằng cao đẳng công nghệ ( Diplome Universitaire de Technologies , viết tắt là DUT ) là loại bằng đại học quốc gia của Pháp rồi ra làm việc với tư cách Kỹ thuật viên cao cấp ( Technicien Superieur ) , thường trực tiếp sản xuất , điều hành 1 nhóm nhân viên từ 5 đến 10 người . Nếu có khả năng , họ có thể học tiếp lấy bằng Cử nhân hoặc Kỹ sư. Họ cũng có thể tự tổ chức tự điều hành 1 doanh nghiệp nhỏ .

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Kỉ niệm Tuyên Quang 1968

Chị Đức từng là công nhân viên của Đại học KTQS, từng sơ tán lên Tuyên Quang năm 1968 khi có cháu đầu. Hôm rồi, chị gửi cho 2 tấm ảnh ngày đó. Xin mời mọi người cùng thưởng thức.
Hai mẹ con chị Đức bên nếp nhà sàn.

Ba chị em: người dân tộc, chị Nghĩa, chị Đức.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Tâm sự của kẻ tha hương: Đi một ngày đàng học một sàng khôn



Tôn Gia Quý
Học viên Đài điều khiển khoá  4[1]

Tôi sang Đức để làm một người lao động theo diện hợp tác lao động giữa hai nhà nước. Sau khi nước Đức thống nhất thì chuyển sang làm một người lao động tự do. Vì thế hàng ngày, trước đây khi mới sang cũng như bây giờ, sau 22 năm, tôi chủ yếu tiếp xúc với những người lao động, người dân bình thường.
Đất khách quê người, lại là nơi quá xa xôi với người thân, đất nước, ai cũng vậy, để tồn tại được thì phải học hỏi và lao động nhiều hơn một chút. Để đến trường lớp thì không có điều kiện. Thôi thì mình thấy người ta làm thế nào thì bắt chước, học theo những cái hay. Không làm theo những cái mà mình thấy chưa hay. Tuy nhiên có những cái lúc đầu mình thấy chưa hay nhưng sau này mình thấy hay thì lại làm theo. Có những cái thì là hành động cụ thể, có những cái là lối suy nghĩ, có những cái là tác phong. Có những cái thì mình thấy nó rất to tát, mình có học cũng chả để làm gì thì mình “bóp” cho nhỏ lại “vừa” với mình, theo cách suy nghĩ đơn giản của một người lao động như tôi.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Nhờ các con mà mấy lão gia mới gặp nhau

Trưa chủ nhật có đám cưới con trai Việt Toàn. Đá bóng xong, họp trù bị k5 xong và 11g30 thì có mặt  ở Dinh Thống nhất. Gặp 1 lô anh em k9 cùng vợ con. Bác già nào cũng lẩm bẩm: Nhờ chúng mày lấy nhau mà mấy thằng già này mới có dịp gặp nhau. Cũng phải cả chục năm có thừa.
Bậc đại ca có bác Thiện (Đại diện Tổng cục ĐLTCCL phía Nam, tuổi ngoài 70, anh Thắng Ba Lan - dân Toán của Học viện), còn lại là "toàn bộ đội Học viện KTQS: bác Quốc k5, rồi vợ chồng Bình "đen" k7 tụt xích xuống k9, rồi k9 xịn: vợ chồng Dũng (thông gia vói Việt Tấn), Hòa "hói", Hoằng (bạn Việt Toàn, ĐHBK k21), Thành (em trai Quang "thần chết")... Lâu lắm mới gặp Khanh (vợ Tấn) và 2 cháu Quang, Thùy Dương (2 con Tấn). Chúng nó có gia đình và con cả rồi. vậy là chúng tao đã lên ông, lên bà. Gặp nhau mới biết nhiều bạn bệnh tật, ốm yếu thật đáng thương. Thôi thì cũng là số phận, ta phải  tiếp tục vui với thực tại!
Vợ chồng Bình "trắng" và anh chị Thiện.

Bình và Hòa "hói".

Cô dâu chú rể chào bàn.

Với bác Thiện.

"Tổng vệ sinh"!

Thêm Hòa mới đi "gọi điện thoại" về.

Vợ chồng cháu Thùy Dương ra trình diện.

Chia tay hoàng hôn.

Hoành tráng hơn vì có thêm mấy chú Scotland mặc váy(!).


Thầy, trò gặp nhau

Toàn cảnh.
Đỗ Quốc Trinh là học trò k12 của tôi, sau 2 anh em cùng là đồng nghiệp ở bộ môn Vô tuyến. Hai anh em có với nhau nhiều kỉ niệm. Nhất là mới lên bộ môn được ít thời gian thì mẹ mất. Chủ nhật đó bác Ngân đi theo xe tuyến về Nam Định, chiếc Honda-67 gửi lại phòng tôi. Nhận được tin buồn, tôi bàn với Bính phải phá khóa xe anh Ngân, lấy xe đi Bắc Giang ngay. (Trước đó từng mở khóa cổ, lấy chiếc xe Honda-50 Dame của bác Phương để lại, để đi bát phố Vĩnh Yên (tán gái?) cùng Phúc Chiến. Sau mới biết bác Phương có đánh dấu tóc và ghi lại chỉ số trên counter!). Phóng xe đến nơi, dự tang lễ, đưa bà ra đồng, cơm nước xong phải phóng về Vĩnh Yên chiều đó.

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Ca khúc hay: ”Yue liang dai biao wo de xin”.

Mời cùng nghe!

Làm thầy (Thu Thủy H42)


Kể từ ngày mình tốt nghiệp ra trường và bắt đầu đi làm, ngoài làm công việc nhà nước giao thuộc chuyên ngành điện tử y sinh thì mình tham gia giảng dạy cho các lớp học buổi tối. Lịch dạy thường kín suốt tuần. 

Đi dạy, mình  thường giao lưu với các bạn học trò nên không khí học rất sôi nổi. Mình yêu âm nhạc, nghe nhạc thì rất thích nghe với âm lượng lớn nên khi đến lớp, ngoài laptop - dụng cụ dạy học, mình còn mang theo chiếc loa để giờ nghỉ giải lao mình mở nhạc và cả lớp cùng nghe. Cái loa của mình có kích thước chỉ nhỏ bằng 1 chiếc ly nên rất tiện lợi. Biết cô giáo thích nghe nhạc, một cậu học trò trong lớp đã giới thiệu để mình thưởng thức một ca khúc mà bạn yêu thích. Ca khúc có nhan đề :” Yue liang dai biao wo de xin” dịch ra là “ Ánh trăng nói hộ lòng tôi”.
Cậu học trò giới thiệu ca khúc này là người giỏi tiếng Trung. Hiện giờ, bạn đang làm cho một công ty xây dựng của Trung Quốc. Giao lưu thì mình được biết thêm là bạn tốt nghiệp Học viện thiết kế bên Trung, năm 2004. Nói chung, học trò của mình đa phần là người đang đi làm. Đợt giao lưu ở lớp trước, mình nhớ có 1 anh học trò, anh hỏi:
-20/11 cô có về trường ko?
Mình trả lời:
- Mình có về chúc mừng các thày cô dạy trong trường, trước mình học ở HVKTQS chuyên ngành ĐTYS.
Anh học trò hỏi tiếp:
- Cô học khóa bao nhiêu?
 Mình trả lời:
- Mình học khóa 42, Anh cũng biết HVKTQS à?
Anh học trò:
Nhân viên của em cũng học chuyên ngành ĐTYS khóa 38, 40 của HVKTQS.
Mình hơi ngạc nhiên:
- Thế anh công tác ở đâu?
 - Em làm ở viện 108, trung tâm gia tốc Cyclotron…
Câu chuyện tưởng chừng chỉ dừng lại ở đó. Mình ko nghĩ rằng, anh học trò về Trung tâm kể chuyện với các đàn anh của mình và giới thiệu mình là cô giáo của anh ấy… Và các anh khóa trên của mình cũng điện thoại kể lại câu chuyện. 
Bữa sau, cô, trò lại giao lưu. Anh học trò mời mình sang bên trung tâm gia tốc chơi để giới thiệu cô giáo của anh với các đàn anh  y sinh cùng chuyên ngành. Anh học trò thấy mình đang chăm chỉ học tiếng Anh nên anh mời mình tham gia học thêm cùng Trung tâm... Mình cũng vui.
 Dạy học thì có nhiều điều thú vị. Nhưng một điều mà mình nhận ra là kể từ ngày mình đi dạy, mình rất yêu học trò. Thấy các bạn đi học đều, mình quý lắm. Không hiểu sao, mỗi khi viết theo lối kể chuyện là mình lại lan man nhiều thứ mà ko theo trọng tâm. Mình xin ngừng ở đây.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Tinh khôi



Trần Chí Thọ
Học viên Vô tuyến khóa 5

Sau ngày giải phóng miền Nam ít lâu, bọn Pôn-pốt bất ngờ đánh chiếm một đảo của ta ở cực Nam. Chúng tàn sát hết số dân Việt bấy nay ở đó, quăng xác xuống biển phi tang. (Chuyện này khi ấy chỉ phổ biến hẹp trong các đơn vị hải quân vùng 4, vùng 5 duyên hải. Ai nghe cũng sục sôi!). Ta điều một đơn vị hải quân đánh bộ ra chiếm lại đảo. Trận đánh ác liệt mà nhanh gọn. Bọn địch bị tiêu diệt, nhưng vẫn còn một số chạy thoát, tản mát trong rừng. Lệnh trên là phải nhanh chóng củng cố trận địa phòng ngự và truy quét cho kỳ hết bọn tàn quân… Sự kiện này, vì nhiều lý do, đài báo hai bên đều không đưa tin. (Coi như “ai làm nấy chịu” không liên quan chi đến nhà nước hai bên).
Khi ấy , tôi là một sĩ quan trẻ, được giao nhiệm vụ dẫn một tốp lính lên đảo để lập  mạng thông tin và đài quan sát biển. Tốp lính này đa phần là nam, nhưng cũng có hai cô gái chuyên ngành kỹ thuật. Đảo nhỏ nhưng cũng có núi cao, rừng rậm, ghềnh đá hiểm trở và còn cả kẻ địch đang rình rập. (Bọn tàn quân trong rừng và tàu địch lởn vởn ngoài khơi định tái chiếm). Vậy nên các nhóm công tác đều phải luôn trong tư thế sẵn sàng.

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

KHUNG TIỂU ĐOÀN TOÀN LÍNH QUÂN SỰ



TRẦN XUÂN LĂNG ©
                                                                  Học viên Trạm nguồn khóa 4

       Ai đó từng nói: “Hãy nói cho tôi nghe bạn anh là người thế nào, tôi sẽ nói anh là ai!”.  Những người bạn của tôi ư? Chỉ có thể nói bằng hai chữ: Tuyệt vời!
                Đó là những cựu học viên Đại học Kỹ thuật quân sự. Chúng tôi gắn bó với nhau không chỉ bằng những năm tháng học viên quân sự đầy mộng mơ, rất hiếu động mà bằng cả những ngày kề vai sát cánh bên nhau trong quân ngũ; cùng sẻ chia khó khăn gian khổ, cùng niềm vui khi hoàn thành nhiệm vụ và cùng làm ngơ trước những hào quang giả tạo trên đời.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Bức ảnh cũ (Trần Đình Ngân)

Xin gửi tặng các bạn bè tấm ảnh của ĐHKTQS trước 8/1973. Những bạn quan tâm, xin hãy cho Comment về các nhân vật, về thời gian của tấm ảnh.  Cũng xin cung cấp thêm thông tin, học viên của bài giảng hôm đó, không phải là học viên chuyên ngành mà là những học viên được "lựa chọn để góp mặt" theo yêu cầu của phóng viên  từ Tổng cục về thăm.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

TIẾP QUẢN KỸ THUẬT NĂM 1975


                                                      TRẦN KIẾN QUỐC
                                                                         Học viên Vô tuyến khóa 5  (1970-75)                                                                                              

   Những ngày tháng 4/1975 lịch sử sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng tôi. Cả nước theo dõi Chiến dịch Hồ Chí Minh, theo dõi những cuộc hành quân thần tốc của các binh đoàn chủ lực tấn công vào sào huyệt cuối cùng của địch. Mỗi ngày, trên tấm bản đồ chiến dịch treo ở Ban chỉ huy C153 những lá cờ đỏ được cắm lên chi chít hướng về Nam. Ngày đó, tôi mới 23 tuổi.
Khóa 5 vừa nhận đồ án, chỉ còn 3 tháng nữa là tốt nghiệp. Nhưng không đứa nào tập trung viết lách, chỉ muốn được tham gia vào Chiến dịch. Cha mẹ chúng tôi, những người đã tham gia vào Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 giành độc lập dân tộc và Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử giành lại hoà bình cho nửa nước. Đến thế hệ chúng tôi, Chiến dịch Hồ Chí Minh có lẽ là cơ hội duy nhất được tham gia để mang lại thống nhất cho Tổ quốc. Có gì tự hào hơn khi được gắn với lời ca “đấu tranh này là trận cuối cùng”!

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Giao lưu của 2 lão tướng Học viện với đội QK7

Tiền vệ Thái dẫn bóng.
Chiều nay, theo hẹn với Minh Misha (k10 Học viện), 2 lão tướng Việt Thái, Kiến Quốc của Học viện tham gia đá giao hữu với đội lão tướng QK7. Hai lão tướng với lối đá ăn ý, luôn tổ chức các đường ban khó, ghi 2 bàn đầu. Sau đội bạn gỡ đều và dẫn 4-2. Kết cục 5-5 bằng bàn thắng đẹp của Thái.

Lão tướng Quốc 60 rồi mà chạy chỗ rất hợp lí.

Thái thì có đôi chân quá khéo.

Pv Thành Voi (lão tướng Thể Công) đã ghi được vài hình ảnh. Đứng sau gôn, chứng kiến quả Quốc chạm bóng vào cột, vào gôn, vậy mà đại diện VFF lại là người chứng giám: bóng chưa qua vạch vôi, không chấp nhận bàn thắng. Làm 2 lão tướng Học viện phải cày tiếp tục để gỡ hòa.
Sau trận, anh em còn ngồi với Hòe, Quốc Len, Minh Misha, Nam, Trung Immenau làm vài ve và hưởng gió đêm.
Vậy là chuyến công du của Việt Thái toại nguyện, vừa làm việc tốt, vừa chơi bời tốt.

Nghe nhạc Pháp (ST: Đạt)

Mời cùng nghe!

Chuyện vui với thầy Lê Văn Chiểu (KQ)


Thầy Lê Văn Chiểu là hiệu phó Đại học KTQS từ những năm 1970, sau này còn là Phó chủ nhiệm TCKT. Từng được đi học Đại học Công nghệ mang tên Bauman ở Matxcơva, Liên Xô những năm 1950, tới 1966 thầy về Phân hiệu 2 Đại học Bách khoa (tiền thân của Đại học KTQS). Vốn là nhà khoa học nên đam mê chuyên môn và không mấy đam mê công tác quản lí.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Tranh 3D đường phố của 5 nghệ sĩ tài danh (ST: Hồ Bá Đạt)



Edgar Müller was born in Mülheim/Ruhr on 10 July 1968, and grew up in the rural city of Straelen on the western edge of Germany. His fascination with painting began in his childhood, with paintings of rural scenes of Straelen. Around the age of 25, Müller decided to devote himself completely to street painting. He traveled all over Europe, making a living with his transitory art.

Ice Age


Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Khóa 10 HVKTQS Hà Nội họp mặt (Lê Nam)

Hôm các bạn k10 phía Nam họp mặt tại Vườn Phố TSN thì ngoài HN anh em cũng tụ bạ. Có thầy Giang Mù cùng nhiều anh em, số đương chức, số ra quân hay đã về hưu nhưng đều rất vui vẻ. Xin chia sẻ với thầy cô và anh em miền Nam bằng phóng sự ảnh sau cùng các nhân vật "chốt".
Bắc, Tuấn Phong, Tuấn Leckov...

Chuyện cũ gì  vừa được nhắc lại?

Tạo "hề" uống đây ngó kia.














Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Nhân ngày Thương binh - Liệt sỹ viết về Thủ truởng Đan[1]



Trần Đình Ngân
Bộ môn Vũ khí – Đạn
 Gần đây, báo viết và báo mạng  Việt Nam ồn ào về  chuyện hy hữu xảy ra trong  cuộc thi hát quần chúng: Thành viên ban giám khảo - một nữ ca sĩ có tiếng thật thà, mộc mạc sau khi cho điểm loại thí sinh dự thi theo tiêu chuẩn chất lượng, chị đã đến gần thí sinh và biểu thị lòng mến phục, thương cảm...  Thí sinh - một người khuyết tật, chịu di chứng của chất độc da cam, người chỉ  cao hơn nửa mét - tỏ ra bất bình về câu nói: Giá như đây là  cuộc thi của người khuyết tật, chị tin  em sẽ thành công.
Chuyện làm ồn ào dư luận. Nhân ngày 27-7, xin kể câu chuyện về một người khuyết tật - một thương binh khả kính.  Người đời xin nghĩ về cách ứmg xử.  Người có khuyết tật hãy xét về hoàn cảnh, vị trí của mình.

Trang Thơ: Đỗ Trung Việt


Anh là cựu học sinh Trỗi k3 và cựu học viên Đại học KTQS k3, con cố GS Trung tướng Đỗ Trình. Một con người tài ba (cầm kì thi họa), tiếc là ra đi quá sớm! Xin giới thiệu 2 bài thơ của anh - BT5

Buổi sáng lạng mùa Đông Ba Lan

...Buổi sáng lạnh mùa Đông Ba lan 
Vùng núi Sôlina .
                 Ánh băng phản chiếu trên mặt hồ tuyết trắng
Trong ánh mặt trời dịu dàng ,bước chân ai bên tôi im lặng
Điệu nhạc .. 
                   nụ cười..
                                    lắng đọng không lời

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Khóa 10 phía Nam họp mặt

Trưa chủ nhật, 28/10/2012, anh em k10 phía Nam họp mặt tại Nhà hàng Vườn Phố QK7. Đủ mặt anh tài. Cán bộ già có bác Ba Hưng, Đồng Hiền, Kiến Quốc - khách mời danh sự; quân số k10 phía Nam chừng 20-30 người. Anh em gặp nhau vui vẻ. Có cả Nhi, My bạn gái cùng khóa ở Đại học Ngoại ngữ. K15 có em Nam đến góp vui.
Các bài hát Nga, Việt, bài hát chế được thể hiện. Châu FPT cầm càng cho "Giày to thì mặc giày to...", còn anh Quốc thì "Ước gì em được...". Nối ra HN, thấy anh em k10 ngoài đó cũng đang ồn ào, dzui dzẻ.
Mời xem phóng sự ảnh!
Toàn cảnh. Hơi bị Consolé.

Thêm em Nhi và My.

Cánh miền Nam ra học.

Tráng Cục KTQK7 hô rõ to.

Đông Ky đá bóng gấu, uống bia cũng cừ.

Nhi đến chúc bạn Bắc "hề" sớm lấy vợ.

Anh Ba Hưng: "Một đốm sáng lòe lên...".

Chấu: "Em có bài mới xin hát". 

Ca sĩ Phúc Vietxovpetro cùng bạn Thủy hát bài Nga.

Anh Đồng Hiền không kém cạnh.


Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Cơ sở phía Nam Học viện mừng ngày truyền thống

Nhóm 5 tên thuở ban đầu: Ba Hưng, Hà "công vụ", Hải, Thai, Sáu Đậu.

Thêm 2 "cán bộ đường lối": Sơn và cháu....

Hai em gái Tài vụ từ HN vào.
Chiều thứ sáu 26/10/2012, Cơ sở phía Nam có tổ chức tiệc nhỏ mời thầy cô, khách thân thiết và bạn bè. Chừng 4 mâm. Trường PTDL Thanh Bình có 4 anh. Các cán bộ lão làng của Cở sở 2 có thầy Hảo, thầy Cương, anh Kỉnh, anh Hưng, anh Sáu Đậu. Cánh bác sĩ Viện 175 thân quen: Dưỡng, Vũ "máu", Cường "hói"... cùng nhiều cựu học viên các khóa: Bùi Tuấn k14, Thanh k20... Em Oanh "tài vụ" từ HN cũng vào dự. Hải vừa từ cao nguyên xuống xe đến 71 Cộng Hòa liền.
Quá là vui!

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Tâm sự của 1 nữ sỹ quan mới tốt nghiệp

Nguyễn Thu Thủy, học viên k42 chuyên ngành Điện tử y sinh. "Đồng chí" cháu vừa ra trường năm 2012 và về Cục Quân y công tác. Chiều hôm qua vì nhớ trường cũ mà về Học viện, đúng dịp kỉ niệm ngày truyền thống 28/10. Thủy đã ghi lại cảm xúc ngày này ở Học viên.
Mời đọc!

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Vợ là người quan trọng nhất trong đời (ST: Hồ Bá Đạt)


Chuyn xy ra ti mt trường đi hc.
S
p hết gi ging, giáo sư bng đ ngh vi các sinh viên,
- "Tôi cùng mi người th mt trc nghim nh, ai mun cùng tôi th nào?"
M
t nam sinh bước lên.
Giáo sư nói,
- "Em hãy viết lên bng tên ca 20 người mà em khó có th ri b".
Chàng trai làm theo. Trong s
tên đó có tên ca hàng xóm, bn bè, và người thân...

Họp mặt k20 Học viện tại phía Nam

Tối qua tại nhà hàng Vườn Phố, BLLk20 Học viện đã tổ chức gặp mặt. Đến dự có các thầy Nguyễn Trần Hảo, thầy Hòa (Toán cơ), anh Ba Hưng, anh Quốc... cùng khách k14 (Bùi Tuấn), k23 (Tuấn)... và các bạn cựu học viên k20 ở TpHCM.
Các em ra trường vừa tròn 22 năm, đa số vẫn trong quân ngũ, 1 số đã chuyển ngành - là doanh nhân, công chức nhưng vẫn sinh hoạt gắn kết nhau theo "tinh thần Học viện".

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

MẸ ANH HÙNG



                      Kính tặng bà nội và các bà mẹ VN anh hùng
Đỗ Quang Việt
Giáo viên Khoa Cơ điện (1974-1979)
Mẹ đâu có muốn làm anh hùng,
Chỉ muốn cho đất nước này hết giặc.
Sinh con ra phải thời loạn lạc,
Nuôi con lớn khôn rồi tiễn con đi,
Để bao năm mong ngóng con về,
Cho đến nay đã chiều tà xế bóng,
Hết ngày lại đêm vẫn chỉ là mong ngóng,
Đất nước thanh bình, con còn ở nơi đâu?

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Thủ truởng Cao Hỏi



Trần Kiến Quốc – Trần Đình Ngân

Đại học KTQS có nhiều anh tài: các anh Trịnh Nguyên Huân, Đoàn Mạnh Giao, Hà Phạm Phú...
Sau này, anh Hà Phạm Phú về Tạp chí Văn nghệ QĐ có truyện ngắn viết về một nhân vật tên Cao Hỏi. (Anh em xì xầm, chắc lấy tư liệu từ Chủ nhiệm khoa Lê Phương Cảo? Còn sếp Cảo thì chỉ lấy tay quệt lên mũi, cười hiền lành “chắc nó xỏ tớ?”).
x
Có một kì thi
Với tôi có một kỉ niệm khác, hơi có vẻ ngang buớng(!).
Năm 1980, mấy em học viên Vô tuyến k10 sắp đi thực tập tốt nghiệp, phải thi môn học Xe thu phát của tôi. Anh Trần Bình An, đang chủ trì đề tài “Mã hóa tin hiệu thông tin” (đâu như “cấp Nhà nứớc”), đã chọn 5 trò giỏi của lớp đi làm đề tài. (Anh nổi tiếng "khit-tờ-rưi" ở trường). "Hay" ở chỗ anh “chạy” thế nào mà cả 5 em không phải thi môn học này; không những thế lại đựợc nhà truờng “cho” luôn điểm 5.
Ngày ấy ở truờng, giáo viên là lớp người khổ chỉ trên học viên. Anh em kháo nhau, chỉ có một “quyền” duy nhất - quyền cho điểm. Vậy mà lần này bị "trên" cướp mất. Tôi tự ái phản ảnh ngay trong giao ban huấn luyện.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Khổ thân cái bàn (Huỳnh Văn Úc)



Chàng vừa dùng xong bữa sáng. Bữa sáng ăn nhẹ, món cuối cùng là ly cà phê màu đen sậm nhấm nháp từng ngụm nhỏ. Xong một ngụm chàng đặt cái ly trên mặt bàn, mắt mơ màng nhìn ra xa lắng nghe cái vị đắng dịu thơm mát của Trung Nguyên. Như thường lệ đúng vào cái thời điểm ấy người quản gia rón rén đẩy cửa đi vào, trên tay là một tập báo hằng ngày. Chàng không có thói quen đọc báo qua mạng. Hay ho gì mà đọc những chuyện vô bổ nhăng nhít của bọn blogger vô công rồi nghề viết ra. Vì thế chàng chỉ đọc báo in trên giấy. Báo in trên giấy chàng chỉ tin tưởng và thường đọc có vài tờ: Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Lao Động, Sài Gòn Tiếp Thị...Còn những thứ đại loại như Đại Đoàn Kết, Người Cao Tuổi thì cho qua. Chàng hờ hững cầm tờ Nhân Dân liếc qua rồi đặt nó xuống bàn. Kế đến là Sài Gòn Tiếp Thị. Mắt chàng đang liếc qua các cột báo chợt mở to, chàng đưa tay sửa lại đôi kính mắt, đưa tờ báo vào gần hơn rồi chăm chú đọc. Một phút im lặng trôi qua. Người ta thường nói trước khi bão đến trời chợt lặng gió. Cái vụ lặng gió đó nó giống như cái phút im lặng trước khi bùng nổ của chàng. Bởi vì sau cái phút im lặng đó chàng chợt gầm lên: " Quân này láo! Chúng nó là ai mà dám cả gan viết về Chị Hai của ta như thế này?". Bão đến làm đổ cây cối. Còn sự bùng nổ của chàng làm khổ cái bàn. Cái bàn không đứng yên được nữa mà đổ chổng kềnh. Sự tức giận khiến chàng co chân đạp mạnh một cái khiến cái bàn đổ rầm xuống đất. Cái ông Newton thật oái ăm khi phát minh ra định luật thứ ba nói về lực và phản lực. Phản lực nào ở đây? Thì nó là phản lực của chiếc bàn chứ còn ai vào đây nữa!

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Chuyến xe Vĩnh Yên - HN năm nào (ND)

Hưởng ứng bài của Chí Hòa bên Bantroi5!

Cũng chiều đó, tôi với Hà Văn Công (Công tele) và Phạm Kháng Trường bàn nhau không đi tàu vì qúa hiểu tầu Vĩnh Yên - Hà Nội chính xác thế nào (ôm chặt đất anh hùng!), nên quyết định đón xe hàng tại dốc Láp vì các xe chở hàng đến đọan đó thường dừng đón khách chở thêm. Lúc đầu đứng đầu dốc, các xe đi qua vẫy chẳng thấy hồi âm, lúc sau nghĩ ngu thế, đầu dốc nó không dừng vì đang xuống dốc, chạy xuống tới cuối dốc thì cả đám khác lên hết, còn mình trơ mắt ếch. Vậy là cả bọn đổi vị trí chọn cuối dốc. Đợi đến 7g tối mà chẳng thấy xe nào, ba đứa đã nản, nghĩ bụng chắc không về được HN tối đó. Bụng thì đói mà không dám đi ăn, kể cả ý định cho 1 thằng đi mua bánh mì còn 2 đứa đón xe  nhưng lập tức có ý kiến: lỡ lúc đi mua mà đón được xe thì đồng chí bạn phải ở lại, nên cả bọn quyết định cùng chờ; có đói 1 chút, về HN ăn sau (cùng tưởng tượng mình về trước 10g).

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Thơ Ngô Long Phúc Chiến


Nhớ Vĩnh Yên
Thị xã nhỏ, một vùng quê yên tĩnh
Tôi tương tư như thuở mới trăng tròn
Đuờng đất khoảng xưa chưa san phẳng
“Chợ lõm sâu” mời gọi lối chân về[1]

Nhà ga và người lính
Đây, con đường nhỏ bé
chạy vào nơi xa
một nhà ga vắng vẻ
Đường đất gập gềnh
gió lướt đồng hoang
Văng vẳng nơi xa
một tiếng còi tầu
như xé không gian…
Có một chàng trai
một người lính
đi vội trên ga
ngơ ngác tìm ai?
có ai
cũng đang
tìm ai ngơ ngác?
Rồi - trên cánh đồng hoang bát ngát
Một đôi chim đang đậu bên nhau
Mặc gió
mặc mưa
mặc những tiếng còi tầu…

 

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

MỘT CÁCH HIỂU THEO "THỜI KỲ ĐỔI MỚI” (Trần Đình)


                        
 Trước những năm 1970, hành vi mua bán trao đổi những tài sản cá nhân trong tập thể bị coi là ”hành vi tư bản, gian thương”. Năm 1969, một học viên đã bị buộc thôi học vì “mang ra gửi quán nước bán 3 bao thuốc lá Tam đảo tiêu chuẩn (loại được phân phối với giá 3 hào) để bán lấy 1 đồng”.
Sau 1975, tình hình có thoáng hơn, tuy vậy vẫn còn nhiều e ngại. Trung uý Trần Đình có một xe Honda, vì cần tiền để mua gian nhà lá cho vợ sắp đẻ, anh đã tính đến chuyện bán xe. Thấp thỏm, lo những “dị nghị”, anh thập thò ở cửa phòng  làm việc của trung tá  Trưởng phòng Kỹ thuật, để xin giấy phép bán xe.
Trưởng phòng ngồi sau bàn làm việc, đang hí huí đọc. Tay trái còn lại giở từng trang sách. Ông từng là lính Trung đoàn Thủ đô trong 60 ngày đêm đầu năm 1947. Ông tự hào với những trận xáp lá cà với giặc Pháp, giành giật từng phản thịt ở chợ Đồng Xuân. Cánh tay phải ông cũng mất trong những trận chiến đó. Thời bình, ông nổi tiếng là người cần mẫn và giỏi tay nghề thợ nguội. Đồn rằng, chỉ với tay trái còn lại, kẹp phôi thép bằng cặp đầu gối, ông đã dũa thành công cả vòng líp xe đạp(!).
Sau khi nghe trình bày, ông bảo: “Được bán! Đưa giấy đây!”. Bằng tay trái, với những nét ký loằng ngoằng, trung tá vừa ký vừa lẩm bẩm: “Anh em chỉ được cái hiểu máy móc, rồi dị nghị, trù úm nhau lúc bình bầu, họp hành”. Ông quay sang hỏi Trần Đình: “Đang mong con trai hả? Đúng là hy sinh đời bố củng cố đời con!”, rồi ông quả quyết giải thích từng câu chữ:
- Bán xe, mua nhà cho vợ con ở là chính đáng! Duyệt! - Vừa nói, ông vừa chém gió bằng cái tay còn lại - Mua rẻ, bán đắt; lại mua rẻ, lại bán đắt kiếm lời. Vậy là vừa bóc vừa lột lẫn nhau! Chống!... Mang năm, bảy cái bày ra buôn bán, mặc cả, cò kè, lậu thuế. Vậy là gian thương bất chính! Cấm!
Nói xong, ông đẩy cái giấy đã ký duyệt về phía Trần Đình đang đứng nghiêm như trời trồng, bảo: “Mang lên bảo mật, bảo nó đóng dấu “Trung tá Trần Đan” vào!”.
T.Đ

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Trang Thơ: MỘT TUẦN LỄ



Đồng Xuân Hiền
Học viên Vũ khí khoá 5[1]

Xa em mới trọn một tuần
Anh cảm thấy như đã lâu, lâu lắm
Một tuần lễ – một phần tư của tháng                                      
Thời gian có là bao nhiêu?

Vậy mà, cứ mỗi sáng, mỗi chiều
Nhìn ra hướng biển xanh trước mặt
Anh hình dung phía chân trời xa lắc
Có thành phố nào hiện lên…

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Trang thơ đồng đội: Lời lửa sáng


Từ thủa mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long
                                                        (Huỳnh Văn Nghệ)
Thân tặng “Người đàn ông hát” Dương Minh Đức!                                         
Nguyễn Khánh Hoà
Học viên Xây dựng khóa 8

Đêm phương nam anh hát
Sài Gòn bất chợt lặng im
Lắng nghe nức nở con tim
Vời vợi cố hương,
Những nẻo đường phiêu bạt

Đây Đông đô dấu ngàn năm oanh liệt
Gấm hoa non nước
Bát ngát hồn thiêng…

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Gorbachev hát tình ca (Huỳnh Văn Úc)



Mikhail Gorbachev sinh ngày 2/3/1931. Khi nói về Gorbachev người ta hay đề cập đến những năm ông ngồi ở ngôi vị tối cao của Liên bang Xô viết từ năm 1985 đến năm 1991 với chính sách Uskoreniye (tăng tốc), Perestroika (cải tổ), và Glasnost (công khai). Qua những chính sách này ông hy vọng vực dậy nền kinh tế Xô viết đang bị sa lầy, để cải thiện đời sống nhân dân. Trời không chiều lòng người, những biện pháp cải cách của ông bị những thành viên trong Đảng và Chính phủ thời ấy cho là cực đoan, tình trạng này làm xói mòn nghiêm trọng quyền lực của Đảng Cộng sản Liên Xô và của chính ông. Tình trạng ấy dẫn đến cuộc đảo chính và phản đảo chính tháng 8/1991 làm sụp đổ Liên bang Xô viết, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Thầy Hiện dạy Xác suất



Trần Kiến Quốc
Học viên Vô tuyến khoá 5

Chuyện của hôm qua
Cuối năm 1972, C343 (gồm cả khoá 4 và khoá 5) Khoa Vô tuyến sơ tán về Đại Tự, Yên Lạc. Ngay ven đê sông Hồng, nhìn qua bên kia là Mía, Gạch, gần thị xã Sơn Tây. Lớp học trong nhà dân.
Năm học thứ 3 lên khoa chuyên ngành nhiều môn học mới. Sáng đó, C trưởng Bảy dẫn giáo viên mới đến. Thầy tự giới thiệu:
-  Chào các đ/c, tôi là Hiện, Phạm Ngọc Hiện, tốt nghiệp Toán Tổng hợp năm 1965, dạy môn toán Xác suất… - Thầy nhón tay lấy viên phấn, rồi lắc lắc cổ tay, nhẹ nhàng viết lên bảng hai chữ rất đẹp rồi chậm rãi – “Xác suất” là từ ghép có hai chữ đầu đọc hơi giống nhau, nhưng là X và S. Nhớ đấy, viết chính xác phải là Xác suất; chứ không như nhiều anh học xong môn của tôi rồi cứ viết “xác xuất” hay “sác suất”… Nhớ nhé, Xác suất!

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Tản văn: Ga chiều phố nhỏ



Xin lấy cái tên của một ca khúc sáng tác của Nguyên Vũ  làm tựa đề cho tản văn này.
Mấy CCB Học viện ngồi với nhau nhân Ngày Quân đội 22/12/2010. Sau những cú giao lưu “nặng” có chút cồn, NSƯT Dương Minh Đức cầm cây đàn ghi-ta lên, nói: “Xin tặng anh em - những chiến binh từng sống ở Vinhyen Gorod ca khúc “Ga chiều phố nhỏ”. Bài hát này rất day dứt, tâm trạng, rất lính Quân sự…”. Rồi anh bắt đầu hát.
Không gì hay bằng ghi lại lời của ca khúc, để mọi người cùng suy ngẫm.

Em nói chiều nay em về phố nhỏ, hẹn tôi đón em
Em viết trong thư chờ em anh nhé, chuyến tàu cuối ngày
Tôi đến sân ga trời chiều lộng gió,
Hun hút đường tàu, lất phất mưa bay
Ga vắng thưa chưa người nào đến, chỉ một mình tôi 

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Cảm xúc ngày nhận nhiệm vụ của 1 sĩ quan trẻ (Thu Thủy, học viên k42 HVKTQS)

Một kì nghỉ dài để chờ đợi và cuối cùng thì tôi cũng sắp được đi làm. Hôm qua là một ngày đặc biệt với tôi, những phút giây hồi hộp khi tôi ngồi chờ để được gọi tên mình lên nhận quyết định của Tổng tham mưu trưởng. Đó mãi là kỉ niệm khó quên bởi từ đây, tôi bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc sống hoàn toàn khác khi thời còn học viên. 
Không biết có phải do tôi vô tâm hay ít để ý hay không mà cho đến giờ phút này tôi mới có cảm nhận mình là một sỹ quan thực thụ khi được gọi tên kèm theo số hiệu quân nhân cùng với chức vụ cấp úy. Tôi hân hoan đón nhận quyết định phân công công tác của nhà nước. Giây phút hồi hộp đã đến, tôi được nhà nước điều về Ban Kiểm định chất lượng trang thiết bị y tế (Trung tâm Kiểm nghiệm Dược của Cục Quân y- Bộ Quốc phòng).
Tôi đã rất hạnh phúc khi được nhận nhiệm vụ và từ đây tôi sẽ bắt đầu một chặng đường mới.

Xin mời các bạn chia vui cùng tôi qua ca khúc: Congratulations!


Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

TÀI CHÍNH CÔNG KHAI THỜI CHIẾN


                   Trần Đình Ngân[1] 
Bộ môn Vũ khí, Khoa Cơ điện

 
            Cuối 1968, Khoa Cơ điện sơ tán tại Nhân Mục (Hàm Yên, Tuyên Quang). Một buổi tối, có  lệnh họp toàn thể khối cơ quan (gồm Ban chỉ huy khoa, Phân đội giáo viên, tổ Chính trị – Hậu cần) ở sân trước nhà Ban chỉ huy khoa. Sau lưng là một rừng vầu.
Sau thủ tục điểm danh và vài thông báo của giáo vụ, thượng uý Dương Ái Hiểu – Chính trị viên khoa – tiếp tục chủ trì. Cầm chiếc đèn dầu làm bằng chai đã vặn ngọn thật nhỏ theo quy định phòng không, soi sát vào quyển vở học trò viết nguệch ngoạc (thường ngày nó được cuộn tròn, đút ở túi quần sau), ông tuyên bố:
- Bây giờ đến phần tài chính công khai và xét kỷ luật tổ nuôi quân.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Quán Bà Bệt


Nguyễn Tấn Lộc
Học viên Radar khóa 7

      Quán nước nhỏ nằm cạnh đường Quốc lộ 2, phía tay trái theo chiều từ Phúc Yên lên Vĩnh Yên. Quán cách khu học viên khoa tôi khoảng non 1 km. Chỉ cần  đi qua xưởng in, tắt qua sân bóng đá, theo một con đường nhỏ ngoằn nghoèo dọc bờ muơng, dẫn ra quán. Hàng ngày, quán mở cửa từ sáng đến khuya. Chủ quán là một người đàn bà khá đầy đặn nhưng chỉ còn một chân, cái chân kia không rõ vì lý do gì không còn gắn với cơ thể của bà nữa. Quán nước là một phần phía trước của nhà, một cái bàn gỗ đã cũ, vài cái ghế dài cũng bằng gỗ đơn sơ. Trên bàn bày các loại hàng hóa như vô vàn các quán nước khác: vài cái lọ thủy tinh miệng rộng đựng lạc rang, kẹo lạc, kẹo dồi, và kẹo vừng; hơn chục cái chén uống nước chè đủ các loại màu nâu, trắng, hoa hồng...; vài nải chuối chín, dăm ba chục chiếc bánh đa vừng, vài bao thuốc lá các loại, khoảng mươi quả trứng gà và vịt đã luộc chín. Thế thôi và bà chủ quán một chân ngồi sau cái bàn đơn sơ ấy. Học viên chúng tôi từ khóa nào chả biết đã gọi đó là quán Bà Bệt (vì lúc nào bà cũng ngồi bệt!).

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Nhớ một đồng nghiệp

Trần Kiến Quốc
Bộ môn Vô tuyến (1975-1990)


Tối qua, chị Lan vợ anh Bính từ HN gọi vào, báo tin thứ tư tới giỗ anh Bính. Nhanh quá, đã một năm! Kỉ niệm với anh lần lượt hiện về…

Năm 1973 tốt nghiệp ở Học viện Thông tin Leningrad, đến 1974 anh về bộ môn Vô tuyến, cũng là lúc chúng tôi thực tập ra trường. Trước ngày giải phóng 1975, tôi theo các thầy đi tiếp quản kĩ thuật các đài Tropo viễn thông (thuộc ICS), còn anh sau đó ít ngày đưa học viên khoá 6 đi tiếp quản Ba Son. Cả hai sau đó cùng về lại bộ môn. Anh em gắn bó với nhau từ đó.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Lần thi lại môn học, không giống ai

Trần Đình Ngân
Giáo viên Khoa Cơ điện

Vĩnh Yên. Những năm của thập kỷ 1970. Không chí có bài giảng trên lớp mà thầy, trò còn đá bóng, còn tập văn nghệ… cùng nhau. Nên thầy, trò rất gần gũi.

Trong số nhiều học sinh từ khóa 1 đến các khóa sau này thì Phan Nam là tay học viên hiếu động, sống tình cảm. Vì cùng đội bóng Khoa Cơ điện mà em thân với tôi. Lần ấy, Nam tâm sự: “Năm học này, em còn thiếu điểm môn Động cơ đốt trong. Phải trả xong môn này, đại đội mới cho về nghỉ phép. Anh xem (khi thầy trò rất thân nhau thì chuyển qua gọi như thế! - NV) có thể tác động với thầy Đặng Đình Viện?”. Tôi bảo, giới thiệu thì được nhưng thi hộ thì không. “Vâng, em muốn anh có lời, để em được trả môn này sớm!”.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Ông giám đốc dũng cảm và tận tụy với nghề

Kiến Quốc

Tôi và Nguyễn Nam Điện (khóa 6) có mối thân tình, nhất là qua những lần “làm sách” chung và riêng. Cũng phải có gần chục đầu sách làm tại nhà máy của Điện. Lần này, vào Sài Gòn, cũng tạt qua “làm việc” với Điện về in ấn.

Ngồi chờ ở phòng khách, lang thang ngắm nhìn tranh ảnh trên tường rồi đứng trước tủ sách. Xúc động thấy Tập II “Sinh ra trong khói lửa” được đặt trân trọng ở ngăn giữa. Nghĩ bụng “Ấy cũng là sản phẩm của nhà máy và cũng là niềm tự hào của ông giám đốc về mái trường mình đã học”!

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

NHỚ THỦ TRUỞNG NGUYỄN VĂN TIÊN

Trần Kiến Quốc
      

Sớm ngày 18/2/2003, nhận được tin thủ trưởng Nguyễn Văn Tiên vừa mất đêm qua tại Bệnh viện Trung ương quân đội 175, tôi sững sờ, không tin ở chính mình!

Mới sáng 27 Tết rồi, cùng thủ truởng Nguyễn Bỉnh Chân, anh Đoàn Mạnh Hưng đến chúc Tết chú. (Tôi vẫn xưng hô như vậy vì thủ truởng là phụ huynh một anh bạn). Thấy có khách vào, chú vui vẻ bắt tay và nhắc đúng tên từng cán bộ, chiến sĩ dưới quyền. Trông chú có yếu hơn mọi năm nhưng da dẻ vẫn hồng hào, dáng người vạm vỡ, tác phong nhanh nhẹn và minh mẫn. Chú vui vẻ kể về cuốn sách “Chiến thắng B52” mới xuất bản, về những kỷ niệm chiến tranh của 30 năm trước…