Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Khóa 10 phía Nam họp mặt

Trưa chủ nhật, 28/10/2012, anh em k10 phía Nam họp mặt tại Nhà hàng Vườn Phố QK7. Đủ mặt anh tài. Cán bộ già có bác Ba Hưng, Đồng Hiền, Kiến Quốc - khách mời danh sự; quân số k10 phía Nam chừng 20-30 người. Anh em gặp nhau vui vẻ. Có cả Nhi, My bạn gái cùng khóa ở Đại học Ngoại ngữ. K15 có em Nam đến góp vui.
Các bài hát Nga, Việt, bài hát chế được thể hiện. Châu FPT cầm càng cho "Giày to thì mặc giày to...", còn anh Quốc thì "Ước gì em được...". Nối ra HN, thấy anh em k10 ngoài đó cũng đang ồn ào, dzui dzẻ.
Mời xem phóng sự ảnh!
Toàn cảnh. Hơi bị Consolé.

Thêm em Nhi và My.

Cánh miền Nam ra học.

Tráng Cục KTQK7 hô rõ to.

Đông Ky đá bóng gấu, uống bia cũng cừ.

Nhi đến chúc bạn Bắc "hề" sớm lấy vợ.

Anh Ba Hưng: "Một đốm sáng lòe lên...".

Chấu: "Em có bài mới xin hát". 

Ca sĩ Phúc Vietxovpetro cùng bạn Thủy hát bài Nga.

Anh Đồng Hiền không kém cạnh.


Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Cơ sở phía Nam Học viện mừng ngày truyền thống

Nhóm 5 tên thuở ban đầu: Ba Hưng, Hà "công vụ", Hải, Thai, Sáu Đậu.

Thêm 2 "cán bộ đường lối": Sơn và cháu....

Hai em gái Tài vụ từ HN vào.
Chiều thứ sáu 26/10/2012, Cơ sở phía Nam có tổ chức tiệc nhỏ mời thầy cô, khách thân thiết và bạn bè. Chừng 4 mâm. Trường PTDL Thanh Bình có 4 anh. Các cán bộ lão làng của Cở sở 2 có thầy Hảo, thầy Cương, anh Kỉnh, anh Hưng, anh Sáu Đậu. Cánh bác sĩ Viện 175 thân quen: Dưỡng, Vũ "máu", Cường "hói"... cùng nhiều cựu học viên các khóa: Bùi Tuấn k14, Thanh k20... Em Oanh "tài vụ" từ HN cũng vào dự. Hải vừa từ cao nguyên xuống xe đến 71 Cộng Hòa liền.
Quá là vui!

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Tâm sự của 1 nữ sỹ quan mới tốt nghiệp

Nguyễn Thu Thủy, học viên k42 chuyên ngành Điện tử y sinh. "Đồng chí" cháu vừa ra trường năm 2012 và về Cục Quân y công tác. Chiều hôm qua vì nhớ trường cũ mà về Học viện, đúng dịp kỉ niệm ngày truyền thống 28/10. Thủy đã ghi lại cảm xúc ngày này ở Học viên.
Mời đọc!

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Vợ là người quan trọng nhất trong đời (ST: Hồ Bá Đạt)


Chuyn xy ra ti mt trường đi hc.
S
p hết gi ging, giáo sư bng đ ngh vi các sinh viên,
- "Tôi cùng mi người th mt trc nghim nh, ai mun cùng tôi th nào?"
M
t nam sinh bước lên.
Giáo sư nói,
- "Em hãy viết lên bng tên ca 20 người mà em khó có th ri b".
Chàng trai làm theo. Trong s
tên đó có tên ca hàng xóm, bn bè, và người thân...

Họp mặt k20 Học viện tại phía Nam

Tối qua tại nhà hàng Vườn Phố, BLLk20 Học viện đã tổ chức gặp mặt. Đến dự có các thầy Nguyễn Trần Hảo, thầy Hòa (Toán cơ), anh Ba Hưng, anh Quốc... cùng khách k14 (Bùi Tuấn), k23 (Tuấn)... và các bạn cựu học viên k20 ở TpHCM.
Các em ra trường vừa tròn 22 năm, đa số vẫn trong quân ngũ, 1 số đã chuyển ngành - là doanh nhân, công chức nhưng vẫn sinh hoạt gắn kết nhau theo "tinh thần Học viện".

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

MẸ ANH HÙNG



                      Kính tặng bà nội và các bà mẹ VN anh hùng
Đỗ Quang Việt
Giáo viên Khoa Cơ điện (1974-1979)
Mẹ đâu có muốn làm anh hùng,
Chỉ muốn cho đất nước này hết giặc.
Sinh con ra phải thời loạn lạc,
Nuôi con lớn khôn rồi tiễn con đi,
Để bao năm mong ngóng con về,
Cho đến nay đã chiều tà xế bóng,
Hết ngày lại đêm vẫn chỉ là mong ngóng,
Đất nước thanh bình, con còn ở nơi đâu?

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Thủ truởng Cao Hỏi



Trần Kiến Quốc – Trần Đình Ngân

Đại học KTQS có nhiều anh tài: các anh Trịnh Nguyên Huân, Đoàn Mạnh Giao, Hà Phạm Phú...
Sau này, anh Hà Phạm Phú về Tạp chí Văn nghệ QĐ có truyện ngắn viết về một nhân vật tên Cao Hỏi. (Anh em xì xầm, chắc lấy tư liệu từ Chủ nhiệm khoa Lê Phương Cảo? Còn sếp Cảo thì chỉ lấy tay quệt lên mũi, cười hiền lành “chắc nó xỏ tớ?”).
x
Có một kì thi
Với tôi có một kỉ niệm khác, hơi có vẻ ngang buớng(!).
Năm 1980, mấy em học viên Vô tuyến k10 sắp đi thực tập tốt nghiệp, phải thi môn học Xe thu phát của tôi. Anh Trần Bình An, đang chủ trì đề tài “Mã hóa tin hiệu thông tin” (đâu như “cấp Nhà nứớc”), đã chọn 5 trò giỏi của lớp đi làm đề tài. (Anh nổi tiếng "khit-tờ-rưi" ở trường). "Hay" ở chỗ anh “chạy” thế nào mà cả 5 em không phải thi môn học này; không những thế lại đựợc nhà truờng “cho” luôn điểm 5.
Ngày ấy ở truờng, giáo viên là lớp người khổ chỉ trên học viên. Anh em kháo nhau, chỉ có một “quyền” duy nhất - quyền cho điểm. Vậy mà lần này bị "trên" cướp mất. Tôi tự ái phản ảnh ngay trong giao ban huấn luyện.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Khổ thân cái bàn (Huỳnh Văn Úc)



Chàng vừa dùng xong bữa sáng. Bữa sáng ăn nhẹ, món cuối cùng là ly cà phê màu đen sậm nhấm nháp từng ngụm nhỏ. Xong một ngụm chàng đặt cái ly trên mặt bàn, mắt mơ màng nhìn ra xa lắng nghe cái vị đắng dịu thơm mát của Trung Nguyên. Như thường lệ đúng vào cái thời điểm ấy người quản gia rón rén đẩy cửa đi vào, trên tay là một tập báo hằng ngày. Chàng không có thói quen đọc báo qua mạng. Hay ho gì mà đọc những chuyện vô bổ nhăng nhít của bọn blogger vô công rồi nghề viết ra. Vì thế chàng chỉ đọc báo in trên giấy. Báo in trên giấy chàng chỉ tin tưởng và thường đọc có vài tờ: Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Lao Động, Sài Gòn Tiếp Thị...Còn những thứ đại loại như Đại Đoàn Kết, Người Cao Tuổi thì cho qua. Chàng hờ hững cầm tờ Nhân Dân liếc qua rồi đặt nó xuống bàn. Kế đến là Sài Gòn Tiếp Thị. Mắt chàng đang liếc qua các cột báo chợt mở to, chàng đưa tay sửa lại đôi kính mắt, đưa tờ báo vào gần hơn rồi chăm chú đọc. Một phút im lặng trôi qua. Người ta thường nói trước khi bão đến trời chợt lặng gió. Cái vụ lặng gió đó nó giống như cái phút im lặng trước khi bùng nổ của chàng. Bởi vì sau cái phút im lặng đó chàng chợt gầm lên: " Quân này láo! Chúng nó là ai mà dám cả gan viết về Chị Hai của ta như thế này?". Bão đến làm đổ cây cối. Còn sự bùng nổ của chàng làm khổ cái bàn. Cái bàn không đứng yên được nữa mà đổ chổng kềnh. Sự tức giận khiến chàng co chân đạp mạnh một cái khiến cái bàn đổ rầm xuống đất. Cái ông Newton thật oái ăm khi phát minh ra định luật thứ ba nói về lực và phản lực. Phản lực nào ở đây? Thì nó là phản lực của chiếc bàn chứ còn ai vào đây nữa!

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Chuyến xe Vĩnh Yên - HN năm nào (ND)

Hưởng ứng bài của Chí Hòa bên Bantroi5!

Cũng chiều đó, tôi với Hà Văn Công (Công tele) và Phạm Kháng Trường bàn nhau không đi tàu vì qúa hiểu tầu Vĩnh Yên - Hà Nội chính xác thế nào (ôm chặt đất anh hùng!), nên quyết định đón xe hàng tại dốc Láp vì các xe chở hàng đến đọan đó thường dừng đón khách chở thêm. Lúc đầu đứng đầu dốc, các xe đi qua vẫy chẳng thấy hồi âm, lúc sau nghĩ ngu thế, đầu dốc nó không dừng vì đang xuống dốc, chạy xuống tới cuối dốc thì cả đám khác lên hết, còn mình trơ mắt ếch. Vậy là cả bọn đổi vị trí chọn cuối dốc. Đợi đến 7g tối mà chẳng thấy xe nào, ba đứa đã nản, nghĩ bụng chắc không về được HN tối đó. Bụng thì đói mà không dám đi ăn, kể cả ý định cho 1 thằng đi mua bánh mì còn 2 đứa đón xe  nhưng lập tức có ý kiến: lỡ lúc đi mua mà đón được xe thì đồng chí bạn phải ở lại, nên cả bọn quyết định cùng chờ; có đói 1 chút, về HN ăn sau (cùng tưởng tượng mình về trước 10g).

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Thơ Ngô Long Phúc Chiến


Nhớ Vĩnh Yên
Thị xã nhỏ, một vùng quê yên tĩnh
Tôi tương tư như thuở mới trăng tròn
Đuờng đất khoảng xưa chưa san phẳng
“Chợ lõm sâu” mời gọi lối chân về[1]

Nhà ga và người lính
Đây, con đường nhỏ bé
chạy vào nơi xa
một nhà ga vắng vẻ
Đường đất gập gềnh
gió lướt đồng hoang
Văng vẳng nơi xa
một tiếng còi tầu
như xé không gian…
Có một chàng trai
một người lính
đi vội trên ga
ngơ ngác tìm ai?
có ai
cũng đang
tìm ai ngơ ngác?
Rồi - trên cánh đồng hoang bát ngát
Một đôi chim đang đậu bên nhau
Mặc gió
mặc mưa
mặc những tiếng còi tầu…