Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

CHẤM PHÁ... HỌC ĐƯỜNG (ST: Cáng Kiền)

1. Lỗi lói ngọng… cười ra nước mắt:
Bài giảng về KHẨU TIỂU LIÊN AK
Hôm lay, tôi nên nớp trình bày với các đồng chí về khẩu tiểu niên AK.
Tiểu niên AK nà nọai tiểu niên có nưỡi nê nắp niền, do Niên Xô chế tạo và Trung Quốc phỏng tạo.
Tại sao nại gọi nà AK? Đã học qua cua tiếng Nga trong giáo trình, hẳn các đồng chí đều biết:
-         A (tay viết lên bảng) nà viết tắt của từ “a-vờ-tô-mát”, có nghĩa nà “tự động”.
-         Còn K. K nà gì? K chính nà “Cờ-nát-xì-nhi-cốp” - tên nhà phát minh ra khẩu súng tiểu niên AK, kỹ sư,  anh hùng quân đội Niên Xô “Cờ-nát-xì-nhi-cốp”.
Tiểu niên AK nà trang bị cá nhân và nà hỏa nực tiểu đội. Tiểu niên AK có thể bắn niên thanh hoặc phát một, có khả lăng sát thương nớn. Ở tiểu niên AK có nắp nưỡi nê, bộ đội ta có thể dương nưỡi nê để đánh giáp ná cà với kẻ địch. Tiểu niên AK nà lỗi kinh hoàng của nính Mỹ trên chiến trường miền Lam…”
Nói ngọng hay sai chính tả đã phải sửa, nhưng “viết ngọng” thì còn tệ hại hơn!

Chuyện về thầy Bùi Đức


THẦY BÙI ĐỨC - THỦ MÔN ĐỘI THỂ CÔNG VÀ TUYỂN QUỐC GIA NĂM XƯA
Trần Kiến Quốc
Giáo viên bộ môn Vô tuyến (1975-90)


Ông sinh ra và lớn lên ở Thành Nam. Sau ngày Hồ Chủ tịch kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, tháng 3-1947 mới 15 tuổi, chú bé Bùi Đức tình nguyện nhập ngũ và được phân về Chi tình báo Song Hà (Hà Nội - Hà Đông). Chú được giao làm liên lạc, đưa tin ra vào nội thành. Sau đó được gài vào làm thuê cho gia đình 2 anh em Lệ và Hòe, những sĩ quan Phòng nhì của Pháp. Năm 1949, bị lộ, anh được lệnh trốn ra ngoài.

Đến năm 1950, Bùi Đức được cấp trên cho đi học tại trường Sĩ quan Lục quân (khi đó nhà trường đóng trên địa bàn tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Kết thúc khoá học, năm 1953, anh trở về đơn vị làm nhiệm vụ tiễu phỉ ở vùng núi Sa Pa, Hoàng Su Phì thuộc các tỉnh biên giới Hà Giang, Lào Cai.