Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Phản xạ bàn chân 1 (Lê Phương Cảo)


I.                  CÁC VẤN ĐỀ CHUNG


SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP “ PHẢN XẠ BÀN CHÂN”
Thời cổ đại
Kinh nghiệm đúc kết từ dân gian ở các nước có nền văn minh sớm: Ai Cập, Ấn Độ, Hy Lạp, Trung Quốc…
Lý thuyết phản xạ( Reflexology) từ Mỹ
                      William Fitzgerald (1917) – 10 vùng phản xạ chữa bệnh
                      Eunice Ingham thừa kế, hoàn thiện lý thuyết phản xạ bàn chân( Foot Reflexology) (1933- 1938)
                      Từ 1966-1970 lan truyền đến các nước Châu Âu, Bắc Đông Á( Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan)
                      Từ 1980, Trung Quốc mở cửa tiếp nhận phương pháp này, ứng dụng rộng rãi toàn quốc, bổ sung, phát triển, nhiều nhà Y học công bố nhiều sách….
                      Từ 1990, ở Việt Nam xuất bản nhiều sách dịch từ Mỹ, Trung Quốc, Pháp nhưng ứng dụng hạn chế.
Hiện nay
Ở Mỹ có Viện quốc tế về Phản xạ (International Institut of Reflexology) do bà Eunice Ingham ( đã mất năm 1974), nên cháu bà người cộng tác là Giám đốc viện Dwright C.Byers. Viện cộng tác với 40 nước trên thế giới, hang năm xuất bản những công trình nghiên cứu mới (H2). Đã phát triển thêm phương pháp phản xạ bàn tay ( Hand Reflexology) và phương pháp phản xạ trên cơ thể ( Body Reflexology).
Ngoài tập thể trường phái Eunice Ingham, ở Mỹ còn nhiều trường phái khác, trong đó có nhóm bà Mildred Carter nguyên là học trò của bà Ingham, hiện cũng là nhà phản xạ học rất nổi tiếng và có uy tín, có nhiều tác phẩm công bố.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Sức khỏe: Loạt bài tự chữa bệnh

Từ hôm nay, 'hvktqsphianam' bắt đầu đăng tải các bài viết về tự chữa bệnh của thầy Lê Phương Cảo. BBT cảm ơn thầy đã gửi bài. Mong nhận được hồi âm của bạn đọc!

LỜI NÓI ĐẦU
Trong năm 2011, theo đề nghị của Báo “Cây thuốc quý”, giới thiệu phương pháp bấm huyệt bàn chân chữa bệnh thep phương pháp “ Phản xạ bàn chân” (Foot Reflexology), tôi đã viết một tài liệu ngắn gọn, tóm tắt những vấn đề cơ bản nhất để thực hành phương pháp trên. Sau một số lần giới thiệu ở tòa soạn Cây thuốc quý và một vài câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh tốt, có những bác, những cô trực tiếp đến nhà để tôi hướng dẫn chữa bệnh cụ thể, một số ở xa gọi qua điện thoại để tư vấn. Nhận được sự khuyến khích của nhiều bạn, tôi thấy cần viết một tài liệu đầy đủ hơn, cụ thể hơn. Rất may có dịp được sang Mỹ ít ngày, tôi đã tìm mua được những sách của chính các nhà phản xạ học nước Mỹ đã tiên phong khai phá  học thuyết này, nên có cơ sở chính xác và đầy đủ hơn để viết.
Cũng do vậy nên nội dung quyển sách này về cơ bản được suy dẫn từ những cuốn sách trên, đặc biệt là về những phác đồ điều trị các bệnh, tôn trọng kinh nghiệm được đúc kết qua thực tiễn 80 năm ở Mỹ và của 40 nước trên thế giới mà “Viện phản xạ học nước Mỹ” cũng hợp tác, tôi chỉ bổ xung những điều mà bản than tôi đã được thực nghiệm và khẳng định.
Vì vậy trước hết tôi phải cảm tạ các tác giả Mỹ về những điều bổ ích mà họ đã dày công nghiên cứu và thực hành chữa bệnh trong gần 1 thế kỷ.
Trong tài liệu này, tôi cũng đã lien kết được với những điều hữu ích của nhiều tác giả Trung Quốc về các vấn đề thuộc phương pháp bấm huyệt chữa bệnh, và cũng cần phải kể đến các ý kiến phản hồi của các bệnh nhân mà tôi đã may mắn được chữa trị
Tôi cũng phải cảm tạ sự giúp đỡ rất quý báu về kỹ thuật vi tính của con dâu tôi Lương Thu Qùynh, cùng  các cháu Dương, Hiền, Hương, Minh để hoàn thành được bản thảo và sự động viên của anh Tạ Ngọc Dũng, Tổng biên tập báo Cây Thuốc Quý.
Do không xuất thân từ ngành y, và chỉ muốn tự cứu mình mà tự học và thực hành nhiều năm, nên chắc chắn có những sai sót. Rất mong  được sự góp ý của các độc giả.
Tác giả LÊ PHƯƠNG CẢO

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Ca khúc Nga: Giờ này anh về đâu, hỡi người bạn cũ cùng binh đoàn ? (ST: Hạnh Phúc)

Nhân kỉ niệm Ngày Chiến thắng 9/5/1645, mời cùng nghe bài hay hát ngày ở trường!

Майскими короткими ночами,
Отгремев закончились бои.
Где же вы теперь друзья однополчане,
Боевые спутники мои.

Я хожу в хороший час заката,
У сосновых новеньких ворот.
Может к нам сюда знакомого солдата,
Ветерок попутный занесет.

Мы бы с ним припомнили как жили,
Как теряли трудным верстам счет.
За победу мы б по полной осушили,
За друзей добавили б еще.

Если ты случайно не женатый,
Ты дружок нисколько не тужи.
Здесь у нас в районе песнями богатом,
Девушки уж больно хороши.

Мы тебе колхозом дом построим,
Чтобы было видно по всему.
Здесь живет семья российского героя,
Грудью защищавшего страну.

Đêm hè về ánh trăng vàng chiếu khắp thôn làng,
Chiến trường không còn tiếng súng xưa hờn oán.
Giờ này anh ở đâu hỡi người bạn cũ cùng binh đoàn
Đã chiến đấu cùng nhau bao dặm đường xa.

Nếu giờ này bạn hiền còn thiếu một gia đình,
Xin bạn đừng ngại ngần về chốn quê tôi.
Miền đồng quê phì nhiêu, nông trường lời hát hòa êm đềm,
Có nhiều cô đẹp như khúc ca ban chiều.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Thăm thầy Ngô Hai (KQ)

Thầy cô và anh Khôi, anh Hỷ.
Dịp Tết cùng anh Khôi đến thăm thầy nhưng cả nhà đi vắng. Lần này tiện có anh Hỷ vào, 3 anh em phi xuống Gò Vấp thăm thầy. Dọc đường, anh Khôi còn dừng xe mua quả sầu riêng 5 kí để biếu thầy. "Sau cú điện thoại, thầy cứ ngóng suốt", đến nơi nghe cô nói thế.

Thêm trò Quốc.
Anh Hỷ, anh Khôi và tôi đều là học sinh của thầy; sau này lại cùng đầu quân ở  bộ môn Vô tuyến. Vậy trò lại thành đồng nghiệp với thầy. Thầy Ngô Hai là tổ trưởng nhiều năm. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tôi và anh Khôi cùng anh Kỉnh, Lê Chí Hòa tham gia đoàn tiếp quản kĩ thuật hệ thống thông tin viễn thông của Ngụy từ tháng 4/ 1975. Anh Khôi nhớ lại, sau giờ làm việc, mấy thầy trò dùng cạc-bin bắn con dzộc (voọc) to như con vượn ra ăn quả vả, thịt ngon như thịt bò. Còn tôi thì nhớ cùng Chí Hòa bắt cóc trên Sơn Trà làm bữa ăn tươi cho cả đoàn. Vậy mà đã 38 năm, hơn nửa đời người.
Sau 1975, thầy chuyển về TpHCM. Thầy sống rất tình nghĩa và là tấm gương của người kĩ sư có tay nghề cao cho chúng tôi học theo. Mình giỏi sửa chữa máy móc điện tử cũng nhờ thầy.
Thầy trò nhắc lại từng người trong khoa, bộ môn. Anh Trì, anh Phụng và nhiều đồng nghiệp (Bính, Nghị...) đã ra đi.
Kể tới anh Bình phó bộ môn ai cũng phì cười khi nghe tích thầy Bình đi dự giờ nhưng ngủ gật và còn ngáy thành tiếng.
Năm nay thầy Ngô Hai đã sang tuổi 81 nhưng vẫn nhanh nhẹn: "Mình vẫn đi xe tốt, có đến 2 xe điện và xăng  để phục vụ đi gần và đi xa". Thầy vẫn sinh hoạt CCB phường. Ấy cũng là niềm vui. Vợ thầy bị bệnh tim lớn nhưng biết bệnh, biết dùng thuốc để "sống chung với lũ".
Thầy trò, đồng nghiệp gặp nhau thật là quý.
(Điện thoại thầy: 08-39210327).

Gặp đồng nghiệp cũ

Cùng anh Đỗ Khôi.
Sáng có cuộc gọi nhỡ, ghi tên anh Lưu Nhành. Gọi lại thì anh cho biết: anh Nguyễn Văn Hỷ (cùng bộ môn, nay sống ở Hải Dương) vào chơi và được anh Đỗ Khôi chở tới thăm bạn bè, đồng nghiệp cùng Khoa Vô tuyến điện tử năm xưa. Quãng 13g30, thấy chuông báo có khách. Biết ngay 2 bác đã đến. Mở cổng ra, ôm chầm lấy ông anh.


Cùng chủ nhà Kiến Quốc.
Anh Hỷ đã sém 70 (sinh 1944) nhưng trông vẫn trẻ, không khác xưa mấy. Ông anh chuyển ngành từ Học viện về Hải Dương năm 1984, rồi 1988 nghỉ hưu. Cách đây hơn chục năm có gặp anh khi ra Bắc và về Hưng Yên viếng anh Nghị (bộ môn Hữu tuyến, chết vì tai nạn giao thông). Lần đó cũng không nói chuyện được nhiều.
Anh Hỷ học cùng khóa 4 với anh Ba Hưng, sau này khóa 5 sáp nhập cùng C343 với khóa 4 nên chúng tôi gần nhau suốt thời học viên. Sau lại cùng bộ môn Vô tuyến. Anh chơi bóng chuyền đội trường và là cây chuyền 2 cứng, cạ vói anh Lê Khôi, anh Ba Hưng.
Anh em nhắc đến bộ môn và nhiều bạn cũ; vậy mà cũng lắm người đã đi xa: anh Tuân, Tam...
Sau đó 3 anh em tôi xuống thăm anh Ngô Hai.