Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Những bài hát tự biên

TG: Đỗ Quang Việt
Giáo viên bộ môn Điều khiển hoả lực (1974-78)


Vào giữa thập niên 70 của thế kỷ trước, tôi công tác tại khoa Trang bị Cơ điện. Ngoài công tác chuyên môn, dù chẳng tài cán gì, tôi cũng thường được triệu tập vào đội văn nghệ nhà trường (có cả Duơng Minh Đức) để tham gia các lần hội diễn toàn quân, hội diễn tỉnh Vĩnh Phú…

Hồi đó phong trào văn nghệ quần chúng rất sôi nổi và thực chất hơn bây giờ (chưa có chuyện thuê sáng tác, thuê diễn viên…). Các tiết mục tự biên bao giờ cũng được đánh giá rất cao.

LÍNH KỂ CHUYỆN: LUYỆN TẬP QUAN SÁT, XỬ LÝ NHANH (Tiến "gù")


Thời gian ấy chúng tôi phải tập khoa mục “Quan sát chính xác tình thế và xử lý nhanh”. Giáo viên dạy khoa mục này đã giảng về nguyên tắc, phương pháp quan sát và xử lý rất kỹ. Kết luận bài giảng, giáo viên đưa ra câu nói của Catheral: “Ba hòn đá tảng của sự học là: quan sát nhiều, trải nghiệm nhiều và nghiên cứu nhiều”. Khi kiểm tra lý thuyết thì thằng Dũng bạn tôi được 5 điểm, tôi chỉ được 4.

Cả nhóm đi thực hành, đề bài phần 1 “Quan sát và làm theo”. Giáo viên dẫn chúng tôi tập họp thành hàng một ngay ngõ trong xóm đóng quân. Thằng nào thằng ấy ngơ ngác: Ra đây làm gì? Chờ một lúc thấy giáo viên ngó trước, nhòm sau như tìm cái gì. Chúng tôi thấy lạ nhưng không dám hỏi.

 Thằng “cún” (con ông Tuấn) ở trong nhà đi ra, chú nhóc chừng 5-6 tuổi. Thấy nó giáo viên mừng rỡ cầm cái ca quân dụng, tóm thằng cu lại bảo: “Cho chú xin ít nước đái, có một chú bị cảm phải uống nước đái trẻ con mới khỏi”. Chú nhóc đã quen với các chú, nó hào phóng nhếch cái quần đùi lên, chim bằng quả ớt chỉ thiên, tè ngay vào chiếc ca đang chờ. Nó đái nhiều quá, giáo viên phải rút vội cái ca lại, rồi khen cháu một câu và bảo cháu đi đi không có lây ốm.