Bạn tôi, anh N.Đ.Th. không biết từ nguồn nào mà viết E-mail cho tôi, bổ sung thêm tên vài ông bạn được nhắc đến trong chuyện kể tôi viết về cái sân bóng rổ của K2 ở khu 125 Vĩnh Yên thời chiến tranh chống Mỹ 1970 ( Đã được TKQ đăng trong BTk5 ). Có điều hay, Th. chú thích là "vụ đó không có tao" nên đề nghị tác giả phải chỉnh sửa lại!!!
Quý ông bạn quá, lại nhân gần đây BTk5 có đăng loạt chuyện kể của Đỗ Thanh Hưng, viết về những kỷ niệm vui của C213, k2, 125 Vĩnh yên...ĐHKTQS cũng chính thời kỳ đó nên tôi đồng ý với Th, chỉnh sữa lại bài viết của mình.
Nhân sắp đến tháng 10, gần ngày lễ kỷ niệm thành lập HVKTQS, tôi gửi bài này cho các bạn thân đọc lại cho vui, cũng đề nghị TBT TKQ cho đăng lại " chuyện kể..." trên Học viện kỹ thuật quân sự phía Nam .
Kể chuyện cũ ở Đại học kỹ thuật Quân sự
“TỔ CHỨC CHỈ XEM XÉT CÁI CHỖ NỔI BẬT CỦA MÀY”
Chiến tranh.
Đầu những năm 1970.
Nhà giáo viên Khu 125. Năm 2010, thầy Ngân, thầy Quốc đã về thăm lại Vĩnh Yên và vào thăm tòa nhà này. |
Vĩnh Yên. Khu 125.
Khoa Cơ điện có một sân bóng rổ láng cement thuộc loại xịn. Đó là thành quả lao động của giáo viên, học viên những ngày nghỉ. Để có một sân thể thao cao cấp, Ban chỉ huy khoa ban ra một lệnh khoán: Làm xong nhiệm vụ trước ngày nào thì cho nghỉ phép ngày đó, làm chủ nhật thì được thưởng phép bù… Vậy là những Hoàng Hải, Bùi Thức Hưng, NguyễnViết Tiến, Nguyễn Văn Đại hăng say lái xe ủi đất từ sáng sớm, tới 7-8 giờ tối còn thằp đèn ủi đêm.
Chả có tay nghề xây dựng nhưng ham thể thao, mê khoản thưởng phép hấp dẫn, những Khúc Văn Nghi, Trần Đình Ngân, Tuy Bin, Phan Nhường, Xuân Anh, Đoàn Mạnh Giao, Trần Công… kẻ vác búa đập răm, người vác đá chèn móng. Đến công đoạn sau là đổ chạt, láng cement thấy xuất hiện thêm những tay thợ xịn từ các lớp học viên C213, C224 như Phạm Ngọc Việt, Nguyễn văn Son… Mọi người lao động quên giờ giấc!
Toàn bộ Ban chỉ huy khoa, ngoài anh Lê Phương Cảo còn các anh Dương Ái Hiểu, Trần Đan, Phạm Viết Huyền… chẳng biết gì về luật bóng rổ nhưng luôn túc trực quanh sân, chỉ đạo sát sao kích thước sân bãi và đôn đốc láng mặt sân sao cho chất lượng, phẳng băng.
Hậu cần khoa ngày nào cũng có khoản nước chè Hồng Đào và lương khô B-702, hứng lên còn tung ra vài bao thuốc vụn Tam Thanh, Tam Đảo, tổ quân y phát Vitamin C, B1 cho ca làm tối. Toàn khoa ưu ái tập trung bồi dưỡng hào phóng ngoài tiêu chuẩn cho nhóm thợ xây dựng "Công trình thể thao“.
Chả có tay nghề xây dựng nhưng ham thể thao, mê khoản thưởng phép hấp dẫn, những Khúc Văn Nghi, Trần Đình Ngân, Tuy Bin, Phan Nhường, Xuân Anh, Đoàn Mạnh Giao, Trần Công… kẻ vác búa đập răm, người vác đá chèn móng. Đến công đoạn sau là đổ chạt, láng cement thấy xuất hiện thêm những tay thợ xịn từ các lớp học viên C213, C224 như Phạm Ngọc Việt, Nguyễn văn Son… Mọi người lao động quên giờ giấc!
Toàn bộ Ban chỉ huy khoa, ngoài anh Lê Phương Cảo còn các anh Dương Ái Hiểu, Trần Đan, Phạm Viết Huyền… chẳng biết gì về luật bóng rổ nhưng luôn túc trực quanh sân, chỉ đạo sát sao kích thước sân bãi và đôn đốc láng mặt sân sao cho chất lượng, phẳng băng.
Hậu cần khoa ngày nào cũng có khoản nước chè Hồng Đào và lương khô B-702, hứng lên còn tung ra vài bao thuốc vụn Tam Thanh, Tam Đảo, tổ quân y phát Vitamin C, B1 cho ca làm tối. Toàn khoa ưu ái tập trung bồi dưỡng hào phóng ngoài tiêu chuẩn cho nhóm thợ xây dựng "Công trình thể thao“.
Sân bóng hoàn thành, long trọng nhất là trận bóng rổ giao hữu giữa Đội tuyển Khoa với khách mời là nhóm cầu thủ Phi công thuộc sư đoàn bay 371 đang an dưỡng tại T50-ĐầmVạc.
Ngoài việc là sân tập thể dục sáng, chơi thể thao chiều, sân còn là nơi tập họp toàn Khoa, chào cờ đọc 10 lời thề danh dự sáng thứ hai. Tháng một hai lần, sân cũng là nơi tổ chức các buổi chiếu phim ngoài trời mỗi dịp tối thứ bảy.
Ngoài việc là sân tập thể dục sáng, chơi thể thao chiều, sân còn là nơi tập họp toàn Khoa, chào cờ đọc 10 lời thề danh dự sáng thứ hai. Tháng một hai lần, sân cũng là nơi tổ chức các buổi chiếu phim ngoài trời mỗi dịp tối thứ bảy.
Tối chiếu phim bãi, là nét sinh hoạt rất khó quên của đời lính trong thời chiến tranh.
Đến buổi chiếu phim, vài ba trăm người háo hức từ chiều. Ngoài cán bộ, giáo viên, học viên trong đơn vị; đồng bào, các cháu thiếu nhi sống quanh khu vực đóng quân cũng được mở cửa, mời xem. Người đến sớm xếp viên gạch lót tờ báo cũ xí chỗ, hoặc trải chiếu, kê ghế con, ngồi xúm phía trước. Người đến sau đứng chen chúc, túm tụm hai bên cánh gà sau tổ máy.
Đang chiếu mà máy đứt phim thì người ngồi trước ngoái hết cổ nhìn lại nơi máy chiếu bật đèn sáng. Các nhóm bạn í ới. Đôi lứa ý tứ tìm nhau. Người xem đa phần sốt ruột nhìn vào tổ chiếu đang cuống quít ráp lại đoạn đứt để chiếu tiếp.
Đang chiếu mà máy đứt phim thì người ngồi trước ngoái hết cổ nhìn lại nơi máy chiếu bật đèn sáng. Các nhóm bạn í ới. Đôi lứa ý tứ tìm nhau. Người xem đa phần sốt ruột nhìn vào tổ chiếu đang cuống quít ráp lại đoạn đứt để chiếu tiếp.
Tối đó, tại sân bóng cement có chiếu bộ phim Liên xô "Bình minh ở đây xôn xao“.
Người xem đã tập trung đông kín. Tổ truởng nuôi quân bếp C213 - Hoàng Thị T. đến muộn nên cô đứng phiá sau ngang với máy chiếu. Chị T. vào bộ đội được hơn hai năm. Vốn là gái quê vùng lúa nên T. năng nổ nhiệt tình trong công tác. Chị đang được xét ở diện Đoàn viên cảm tình Đảng.
T. có vóc dáng chắc khỏe, nở nang lại vui tính nên được nhiều người cảm mến. Chỗ cô đứng, một nhóm học viên xúm quanh, trò chuyện cười nói ồn ào…
Phim đang hay, đến đoạn các nữ chiến sỹ hồng quân xinh đẹp trêu đùa chuẩn úy trung đội trưởng của mình vì anh tỏ ra lúng túng khi phải kiểm tra quân tư trang của các cô gái thì phim chợt đứt. Ngọn đèn duy nhất ở tổ chiếu bật sáng. Hàng trăm cái đầu phía truớc ngoái lại... bàng hoàng… rồi ồ cả lên vì một quầng sáng khác. Áo ngoài của T. bị bật hết cúc, áo lót lòng thòng và một khoảng ngực vai trắng ngà rực sáng… Các chàng học viên của lớp đào tạo C213 nhìn loáng thoáng thấy những Đình Thắng, Nghiêm Sỹ Chúng, Khánh Tiệp, Bùi Nam, Huỳnh Chiến, Tuấn (bạch tạng)… trước xúm quanh T., giờ giạt cả ra… Cô bé trơ một mình, lúng túng quay ngang rồi bẽn lẽn mếu máo, ù té chạy. Tiếng cười đùa của đám đông rộ lên đuổi theo bước chạy luống cuống của cô…
Chính trị viên, bí thư Đảng ủy khoa, không mấy khi có mặt tại các buổi chiếu phim. Ông đang hí huí với chiếc giũa trong tay, một khối kim loại nhỏ kẹp giữa 2 đầu gối. Tuy chỉ còn lại tay trái (tay phải ông bị cụt do lưu đạn nổ cướp khi chiến đầu bảo vệ Thủ đô). Ông nổi tiếng là người cần mẫn và giỏi tay nghề thợ nguội. Lính tráng trong khoa đồn rằng, chỉ với tay trái còn lại, ông đã giuã thành công một vành líp xe đạp(!).
Thấy có bóng thập thò, thút thít ở ngoài cửa, chính trị viên khó chịu hỏi vọng ra :
- Đứa nào thập thò ở cửa thế?
- Dạ, thưa thủ trưởng… em!
- Em với anh cái gì? Đứa nào? Việc gì? Vào đây!
Cô gái nổi tiếng là “chị nuôi giỏi”, nhưng bây giờ thì run như cầy sấy, mặt đẫm nước mắt, ấp a ấp úng trình bày việc mình vừa bị “mấy anh học viên làm cười” ở bãi chiếu bóng.
Chính trị viên chẳng mấy lắng nghe, ông đang chăm chú vào thỏi sắt kẹp giữa hai đầu gối. Đến đoạn cô gái nức nở: “Thưa thủ trưởng, em có khuyết điểm lớn quá, không xứng đáng với tư cách, đạo đức của người chiến sĩ cách mạng. Em làm phụ lòng các thủ trưởng khi tổ chức đang xem xét kết nạp Đảng cho em!”…
Chính trị viên ngẩng đầu, ngỡ ngàng sẵng giọng:
- Thôi, im cái mồm mày đi! Khuyết điểm gì mày! Chúng nó nghịch như vậy là láo! Còn mày thì cũng sướng nên đứng im để chúng nó sờ! Chỉ được cái già mồm! Chẳng khuyết với ưu gì trong cái việc này cả. Mà mày nói Tổ chức? Tổ chức là Khoa chúng tao chứ ai? Các thủ trưởng trong Khoa khi xem xét, người ta xem vào cái nổi bật của mày, chứ ai đi xem “cái cúc cái áo vớ vẩn” mà mày nức nở! Chỉ được sớm bi quan, dao động(!)…
- Thôi! Xéo! Về mà làm việc đi! Làm việc cho tốt vào. Mày cũng được chứ đã mất mát gì đâu, làm sao phải kêu ca, mếu máo?
*
Ba tháng sau, chị T. được phong sớm hàm trung sỹ và có tên trong danh sách duyệt kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam đợt sinh nhật Bác Hồ 19 tháng 5.
Năm tháng trôi qua, không hiểu bây giờ chị T. đang ở đâu và có còn nhớ về những kỷ niệm một thời chiến tranh, về Khu 125 và cái sân bóng rổ với những tối chiếu phim bãi rất hấp dẫn của thời tuổi trẻ quân ngũ? Cái thời anh em mình, là cán bộ, chiến sỹ của khoa Trang bị Cơ điện – Trường Đại học KTQS.
Thời ấy, chúng ta dù ở cương vị nào cũng đã cùng nhau hăng say cống hiến hết sức mình cho sự lớn lên, trưởng thành của Học viện KTQS hôm nay.
(Bài viết của Trần Đình Ngân, nguyên GV khoa Cơ điện, đã đăng BT5 bởi Trần Kiến Quốc).
Đã đọc bài viết của Trần Đình Ngân, nhớ lại những chiều lăn lộn trên sân bóng cùng Trần Đình Ngân, Khúc Văn Nghi...giò đã lùi xa. Không biết ông bạn Ngân đang sinh sống ở phương trời nào ?
Trả lờiXóaThắng ơi! Điện thoại của TĐ : 0049 30 89995992 hoặc cầm tay 0049 173 4497369 . Tốn tiền thoại một tý đấy vì ở xa mà! liên lạc sớm nhé!
Trả lờiXóaVẽ chuyện, anh Thắng liên lạc qua email này:
Trả lờiXóatrandinhngan44@yahoo.de