Chiến tranh. Đầu những năm 1970. Vĩnh Yên. Ở khu 125, Khoa Cơ điện có một sân bóng rổ láng cement thuộc loại xịn. Đó là thành quả lao động của giáo viên, học viên những ngày nghỉ. Sân bóng rổ cũng là nơi tổ chức các buổi chiếu phim ngoài trời mỗi dip thứ 7. Đến buổi chiếu phim, người đến trưóc xếp viên gạch mộc hoặc chiếc ghế con ngồi trước máy. Người đến sau đứng chen chúc, túm tụm sau máy chiếu. Đang chiếu mà máy đứt phim thì người ngồi trước ngoái hết cả cổ nhìn lại, í ới gọi người đứng sau, hoặc sốt ruột đợi tổ quay phim cuống quít ráp lại đoạn đứt để chiếu tiếp.
Lần đó, tổ truởng nuôi quân bếp C113 - Hoàng Thị T. – đứng xem phim ngang với máy chiếu. T. vào bộ đội được gần hai năm. Chị năng nổ nhiệt tình trong công tác nuôi quân nên đang được xét vào "diện cảm tình Đảng". T. có vóc dáng chắc khỏe, lại vui tính. Chỗ cô đứng được một nhóm học viên xúm quanh, trò chuyện ồn ào.
Phim đang hay, chợt đứt. Ngọn đèn duy nhất ở tổ chiếu bật sáng. Hàng trăm cái đầu phía truớc ngoái lại… bàng hoàng… rồi ồ cả lên… Áo ngoài của T. bị bật hết cả cúc, để hở lần áo lót và một khoảng trắng ngà… Mấy chàng học viên của khóa đào tạo 1 quanh T. giạt cả ra… Cô bé trơ lại một mình, lúng túng, mếu máo rồi ù té chạy. Tiếng cười đùa của đám đông càng rộ lên…
... Chính trị viên, bí thư Đảng ủy khoa không mấy khi có mặt tại các buổi chiếu phim. Ông đang hí huí với chiếc giũa trong tay, khối kim loại nhỏ kẹp giữa 2 đầu gối. Tuy chỉ còn lại tay trái (tay phải đã mất khi phụ trách tổ cố thủ của Trung đoàn Thủ đô, bảo vệ đường rút quân tại ngõ chợ Đồng Xuân trong đêm mở đường máu vượt sông Hồng, chuyển quân lên chiến khu), chính trị viên nổi tiếng là người cần mẫn và giỏi tay nghề thợ nguội. Lính tráng trong khoa đồn rằng, chỉ với tay trái còn lại, ông đã giuã thành công 1 vòng líp xe đạp(!).
Thấy có bóng thập thò ở ngoài cửa, chính trị viên khó chịu hỏi:
- Đứa nào thập thò ở cửa thế?
- Dạ, thưa thủ trưởng… em!
- Em với anh cái gì? Đứa nào? Việc gì? Vào đây!
Cô gái nổi tiếng là “chị nuôi giỏi” nhưng bây giờ thì run như cầy sấy, mặt đẫm nước mắt, ấp a ấp úng trình bày việc mình vừa bị “mấy anh học viên làm cười” ở bãi chiếu bóng. Chính trị viên chẳng mấy lắng nghe, ông đang chăm chú vào thỏi sắt đang giũa dở kẹp giữa hai đầu gối. Đến đoạn cô gái nức nở: “Thưa thủ trưởng, em có khuyết điểm lớn quá, không xứng đáng với tư cách, đạo đức của người chiến sĩ cách mạng. Em làm phụ lòng tổ chức và các thủ trưởng”… ông sẵng giọng:
- Thôi, im đi! Khuyết điểm gì mày! Chúng nó nghịch như vậy là láo! Còn mày thì sướng nên đứng im để chúng nó nghịch. Chỉ được cái già mồm! Chẳng khuyết với ưu cái gì trong việc này cả. Mày nói "tổ chức"? Tổ chức người ta xem xét là nhìn vào cái nổi bật của mày, chứ ai xem “cái cúc cái áo” mà mày nức nở! Chỉ được cái sớm bi quan, dao động! Thôi, xéo! Về mà làm việc của mày đi!
Ba tháng sau, chị T. được phong trung sĩ và có tên duyệt kết nạp vào Đảng.
***
Năm tháng trôi qua, không hiểu bây giờ chị T. đang ở đâu và có còn nhớ về những kỷ niệm một thời tuổi trẻ tươi đẹp, sôi nổi trong quân ngũ? Cái thời anh em mình, chỉ với chức trách là người lính, là chiến sĩ phục vụ của khoa Cơ điện – Đại học KTQS nhưng đã hăng say cống hiến hết sức mình cho sự lớn lên, trưởng thành của Học viện KTQS hôm nay.
(Bài viết của Trần Đình Ngân, nguyên giáo viên khoa Cơ điện, đã đăng BT5).
Nhãn
- Ca khúc hay (7)
- Chuyện xưa (91)
- Công nghệ mới (6)
- Cựu CB-GV-CNV (8)
- Cựu học viên (20)
- Đọc báo mạng (10)
- Ghi chép (2)
- Giáo dục (2)
- Lê Phương Cảo (6)
- Phim CMT8 (1)
- Sức khỏe (2)
- Sưu tầm (7)
- Tâm sự (4)
- Tếu táo (3)
- Thể thao (2)
- Thông báo (12)
- Tiếu lâm (12)
- Tin vui-buồn-tức (38)
- Trang Thơ (6)
- Trao đổi (5)
- Tuyển sinh đại học- cao học 2012 (3)
- Tư liệu (13)
- Văn hóa-nghệ thuật (10)
- Website HVKTQS (2)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu chưa đăng kí, bạn vẫn có thể để lại nhận xét: Viết xong, nên để lại tên hoặc nickname. Xuống "Chọn 1 nhận dạng" vào "Ẩn danh". Sau đó xuất bản nhận xét.