Chiến tranh. Đầu những năm 1970. Vĩnh Yên. Ở khu 125. Khoa Cơ điện có một sân bóng rổ láng cement thuộc loại xịn. Đó là thành quả lao động của giáo viên, học viên những ngày nghỉ. Để có một sân thể thao cao cấp, Ban chỉ huy khoa ban ra một lệnh khoán: Làm xong nhiệm vụ trước ngày nào thì cho nghỉ phép ngày đó, làm chủ nhật thì được thưởng phép bù…Vậy là những Hoàng Hải, Bùi Thức Hưng, NguyễnViết Tiến, Nguyễn Văn Đại hăng say lái xe ủi đất từ sáng sớm, 7-8 giờ tối còn thằp đèn ủi đêm. Chả có tay nghề xây dựng nhưng ham thể thao, mê khoản thưởng phép hấp dẫn, những Khúc văn Nghi, Trần Đình Ngân, Tuy Bin, Phan Nhường, Xuân Anh, Đoàn Mạnh Giao, Trần Công… kẻ vác búa đập răm, người vác đá chèn móng. Đến công đoạn sau là đổ chạt, láng ximent thấy xuất hiện thêm những tay thợ xịn từ các lớp học viên như Phạm Ngọc Việt, Nguyễn văn Son…mọi người lao động quên giờ giấc! Toàn bộ Ban chỉ huy khoa, ngoái anh Lê phương Cảo còn các anh Dương Ái Hiểu, Trần Đan, Phạm viết Huyền …chẳng mấy người thuộc luật bóng rổ nhưng luôn túc trực quanh sân, chỉ đạo sát sao kích thước sân bãi và đôn đốc láng mặt sân sao cho chất lương, phẳng băng. Hậu cần khoa ngày nào cũng có khoản nước chè Hồng Đào và lương khô B-702 bồi dưỡng hào phóng ngoài tiêu chuẩn cho nhóm thợ xây dựng „ Công trình thể thao“.
Nhãn
- Ca khúc hay (7)
- Chuyện xưa (91)
- Công nghệ mới (6)
- Cựu CB-GV-CNV (8)
- Cựu học viên (20)
- Đọc báo mạng (10)
- Ghi chép (2)
- Giáo dục (2)
- Lê Phương Cảo (6)
- Phim CMT8 (1)
- Sức khỏe (2)
- Sưu tầm (7)
- Tâm sự (4)
- Tếu táo (3)
- Thể thao (2)
- Thông báo (12)
- Tiếu lâm (12)
- Tin vui-buồn-tức (38)
- Trang Thơ (6)
- Trao đổi (5)
- Tuyển sinh đại học- cao học 2012 (3)
- Tư liệu (13)
- Văn hóa-nghệ thuật (10)
- Website HVKTQS (2)
Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013
Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013
Phản xạ bàn chân 4 (Lê Phương Cảo)
II. CÁC HỆ HUYỆT VỊ
1. Để nhận thức đầy đủ
về khả năng tiềm ẩn của con người cần thấy rằng:
Cấu trúc cơ thể của con
người là một bộ máy rất hoàn chỉnh, được cấu tạo bởi sự liên kết của rất nhiều cơ quan tinh vi, liên
kết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Bản thân mỗi bộ phận lại có những thuộc tính
sinh năng tự điều chỉnh và phát triển. Vì vậy hiểu rõ chức năng, cấu trúc quy
luật hoạt động của từng bộ phận và của toàn thể sẽ giúp con người khai thác được
hết khả năng tiềm ẩn để bảo đảm cho bộ máy đó được phát triển hài hòa, cân bằng.
2. Do đặc điểm của thuyết
“Phản xạ bàn chân”, sẽ nghiên cứu trước 3 hệ:
-
Hệ nội tiết
-
Hệ Lympho hay miễn dịch
-
Hệ cơ xương, thần kinh, cơ bắp
1. HỆ NỘI TIẾT
Là
hệ thống các tuyến cấu trúc rất nhỏ nhưng rất trọng yếu, tiết các nội tiết tố(hormone)
trực tiếp vào mạch máu với chức năng:
-Bảo đảm khả năng điều chỉnh và tự
tái tạo
-Giữ môi trường bên trong ổn định,
thích nghi với tác động môi trường bên ngoài
-Hệ nội tiết + hệ thần kinh liên
quan chặt chẽ với nhau
Quá
trình tiết ra hormone không phải là liên tục, mà chỉ xảy ra khi các tuyến bị kích
thích, nguồn kích thích là xung động thần kinh:
Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013
Ông Đánh Trống Phất Cờ
Trong những năm 70-80, Đại học kỹ thuật Quân sự hay được nhắc đến với những "cái Nhất" nổi trội:
- Là trường Quân sự lớn nhất.
- Là trung tâm đào tạo KHQS có nhiều thấy cô giáo nổi tiếng về các lĩnh vực chuyên môn .
- Đại học kỹ thuật Quân sự là đại học duy nhất nhiều năm được gọi về nhập học những học sinh tốt nghiệp phổ thông với điểm tối đa, (Hiệu trưởng nhà trường ví họ như những "Vì sao đất nước", anh em cán bộ, học viên nhà trường hài hước nói vui thành tiếng giả Nga là „Pachemu stranư„ ).
- Đại học kỹ thuật Quân sự là nơi giáo dục và đào tạo một phần lớn lớp học sinh thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi lần lượt theo các khóa, trở thành các cán bộ KHQS tương lai.
- Đại học kỹ thuật Quân sự (thời được nhắc tới), là đơn vị duy nhất trong toàn quân đóng quân tại địa bàn Vĩnh Yên nhưng được hưởng chế độ phụ cấp đắt đỏ như tại Hà Nội (20%).
… Trong nhiều cái nhất và duy nhất, cái quí nhất của nhà trường thời đó là có một vị hiệu trưởng cấp tướng. Ông được gọi bóng gió là tướng “ĐÁNH TRỐNG PHẤT CỜ“.
Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013
Phản xạ bàn chân 3 (Lê Phương Cảo)
Những đặc điểm của phương pháp "phản xạ bàn chân”
Từ nguyên lý rất đơn giản
trên, và sự tương đồng giữa cấu trúc cơ thể với hệ thống huyệt vị phản chiếu ở
bàn chân, nên có thể nói:
a.
“Phương pháp phản xạ bàn chân” dễ học,
dễ nhận biết các huyệt vị và dễ thuộc, do đó bất cứ ai từ
người trẻ tuổi, đến người già đều có thể học được.
-
Dễ học, dễ thuộc
vì tên huyệt vị chính là tên các bộ phận trên cơ thể.
-
Dễ định vị
là vì nếu có hiểu biết những vấn đề sơ giản của cấu trúc con người (giải phẫu học)
thì có thể hiểu, nắm bắt thấu đáo hệ huyệt vị, và cũng có thể lý giải cách chọn
các huyệt vị để chữa bệnh.
Do
vậy nên cũng dễ truyền bá rộng rãi trong xã hội.
Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013
Tìm hiểu về Hacker (ST: Đạt Bột)
Trong một thử nghiệm của trang web Ars Technica, 14.800 mật mã đã bị hack thành công, bao gồm cả những mật mã có độ dài 16 ký tự.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)