Trong những năm 70-80, Đại học kỹ thuật Quân sự hay được nhắc đến với những "cái Nhất" nổi trội:
- Là trường Quân sự lớn nhất.
- Là trung tâm đào tạo KHQS có nhiều thấy cô giáo nổi tiếng về các lĩnh vực chuyên môn .
- Đại học kỹ thuật Quân sự là đại học duy nhất nhiều năm được gọi về nhập học những học sinh tốt nghiệp phổ thông với điểm tối đa, (Hiệu trưởng nhà trường ví họ như những "Vì sao đất nước", anh em cán bộ, học viên nhà trường hài hước nói vui thành tiếng giả Nga là „Pachemu stranư„ ).
- Đại học kỹ thuật Quân sự là nơi giáo dục và đào tạo một phần lớn lớp học sinh thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi lần lượt theo các khóa, trở thành các cán bộ KHQS tương lai.
- Đại học kỹ thuật Quân sự (thời được nhắc tới), là đơn vị duy nhất trong toàn quân đóng quân tại địa bàn Vĩnh Yên nhưng được hưởng chế độ phụ cấp đắt đỏ như tại Hà Nội (20%).
… Trong nhiều cái nhất và duy nhất, cái quí nhất của nhà trường thời đó là có một vị hiệu trưởng cấp tướng. Ông được gọi bóng gió là tướng “ĐÁNH TRỐNG PHẤT CỜ“.
Khi mới về trường, ông Đặng Quốc Bảo có hàm đại tá sau đó khi đảm nhận cùng lúc hai cương vị Chính ủy và Hiệu trưởng, ông được phong thiếu tướng.
Tướng Bảo không biết trước đó có danh là ông „ đánh trống phất cờ „ hay không! Nhưng, ở Đại học kỹ thuật Quân sự, việc ông mang danh „Tướng đánh trống phất cờ“ gắn liền với khả năng cứ khi thấy ông là thấy phong trào, là thấy sự sôi nổi của những chủ trương biện pháp mới, là thấy những ý tưởng táo bạo dám đổi thay và cả những ồn ào, tếu táo.
Chuyện về Thủ trưởng Bảo lưu truyền “chính bản” cũng nhiều mà “khảo dị“ cũng lắm, có cả những chuyện mang hơi hấn của những tiếu lâm lan truyền nội bộ rất nhanh thời đó.
Câu chuyện kể dưới đây xin bảo đảm có thật 100% . Tất nhiên, đây không phải là chuyện Ông Bảo cầm dùi đánh trống trận hay chuyện ông cắm cờ trên một cao điểm nào đó mà là chuyện kể về ứng xử của một ông tướng chính trị làm kỹ thuật với một chuyện kỹ thuật xảy ra trong phạm vi quyền hạn của ông.
Đại tá Bảo nhận hàm tướng, ông mang về Học viện một chiếc UAZ mới tinh! (Giống như khi mới về nhân trọng trách, ông bóc tem chiếc xe Bắc Kinh đít tròn) và thẳng thắn tuyên bố: Tài sản của trường nhưng đấy là xe riêng của Hiệu trưởng ! Lời tuyên bố về chủ quyền xe, tương đương như lệnh cấm không ai (ngoài ông !) được phép sử dụng chiếc xe này.
Nhóm cán bộ thực nghiệm của đề tài “Đo tốc độ rời bệ của tên lửa ĐKZB tăng tầm” nhận lệnh của Cục Quản lý KHKT- BQP phải chiếm lĩnh trận địa và triển khai khí tài tại trường bắn Cát Lâm (dưới chân dãy núi Tam Đảo) trước 10h30. Cuộc thử nghiệm còn có kế hoạch kết hợp bắn kiểm tra tính năng của hai loại ĐKZ (đạn không giật) mới có trong trang bị.
Nhóm nghiên cứu được trang bị một xe tải GAZ để chở bệ phóng và máy đo. Một GAZ 69 (đít vuông, cũ nát) chở đạn và nhân viên thử nghiệm. Do ở cách điểm tập kết không xa (14 km ) nên giờ xuất phát của tổ công tác tính rất sít sao!
Chiếc xe tải đã nổ máy bon đi nhưng chiếc GAZ-69 cứ đứng trơ một chỗ. Tiếng máy hậm hực, hậm hực rồi tắt ngấm. Cậu lái xe toát mồ hôi ! Trưởng nhóm nghiên cứu lá trung úy Hoàng Kim Thành, chủ nhiệm đề tài Nguyễn Xuân Anh đứng lên ngồi xuống bất lực. Ý kiến đề xuất là nhanh chóng xin điều động môt xe khác .
- Làm gì còn xe nào?! Có họa may là điều xe ông Bảo !!! - Cậu lái xe uể oải nói như sự khẳng định ngõ cụt, hết phương cứu chữa cho tình thế hiên tại .
Thời gian của lệnh thử nghiệm đến sát gần. Lúng túng hóa liều, trước khả năng không hoàn thành nhiệm vụ và làm thất bại cuộc thử nghiệm , tôi quyết định đi cầu cứu người có quyền lực cao nhất .
Ban giám hiệu học viện có cuộc họp trên tầng hai. Tạt qua phòng trực ban, nghe rõ tiếng Hiệu trưởng rất căng thẳng, (ý như đang trong một vấn đề chưa kết luận được !) tôi chững lại, chần trừ. (Linh tính mách bảo: Mình đưa đầu chịu báng, sẽ khó mà thoát thịnh nộ đây!). Nhưng rồi, tính dám chịu trách nhiệm trước công việc và sự nghiệt ngã của thời gian đã thúc tôi đẩy cửa bước vào phòng họp.
Hơn chục cán bộ chủ chốt đang chịu trận cấp trên, ngỡ ngàng nhìn tôi, nhìn Hiệu trưởng, rồi xéo mắt ái ngại. Thiếu tướng là người duy nhất bình tĩnh vì ông nhận ra: Kẻ dám đẩy cửa bước vào lúc này, tất nhiên không phải để tìm ai khác, mà đương nhiên là tìm ông để cầu cứu, giãi bày một chuyện ở tầm cỡ mà chỉ có ông mới quyết được!
Tờ giấy Tướng Bảo đưa cho tôi có dòng chữ “Sử dụng xe của tôi để phục vụ thử nghiệm". Ông coi thử nghiệm là nhiệm vụ chiến đấu !
Thời gian còn rất gấp. Nhóm nghiên cứu chưa kịp vui thì viêc điều động xe bị ngăn lại ! Phó phòng hành chính nhà trường đeo hàm đến cấp thiếu tá, bằng giọng của người miền trong, anh ta nhất định không cho tay lái xe GAZ-69 điều khiển xe UAZ ra khỏi nhà xe và ngăn không cho chất đạn dược lên sàn xe với lý do: đã có lệnh cấm sử dụng xe của Thiếu tướng trong mọi trường hợp! (Do sợ chiếc xe riêng của Hiệu trưởng sẽ bị sước sơn, sử dụng sai mục đích! Để tỏ lòng cúc cung, thương sót chiếc xe mới, anh ta lấy vạt tay áo lau nhẹ lên một vết bụi !).
Hào sâu đã vượt qua, cái vũng nước thì có xá gì! Trung úy Hoàng Kim Thành do bức xúc về thời gian đã đanh giọng mỉa:
- Trên trời có Bật Mã Ôn, ông thiếu tá L. có phải cùng tuổi khỉ với lão Tôn Ngộ Không không nhỉ? Chuyện qua lại thành to tiếng, Thiếu tá bỏ nhà xe, lom khom chạy lên nhà ban giam hiệu để “phản ảnh”. Lo cho công tích “điều xe“ của mình thành công cốc, tôi chạy với theo viên thiếu tá và được tận tai nghe thấy Tướng Bảo nói như mắng cấp dưới :
- Anh là phó phòng hành chính thì hãy làm công việc chung với trách nhiệm như các đồng chí giáo viên, họ lo hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường, chứ chẳng lo cho thân họ. Còn như anh, chỉ lo giữ sơn chiếc xe của tôi thì cần gì phải là thiếu tá!
... Cuộc thử nghiệm tại Cát Lâm thành công. Nhiều thế hệ đạn tên lửa ĐKZB tăng tầm sau thử nghiệm đã được nghiệm thu và chuyển vào chiến trường, đóng góp cho chiến đấu. Câu chuyện về lần đầu thử nghiệm đo tốc độ rời bệ của ĐKZB tăng tầm chắc còn được nhiều cán bộ , giáo viên Khoa Vũ Khí-Đạn nhớ thành kỷ niệm .
Chuyện của Thấy trò HVKTQS, qua những bài viết của TĐ, TKQ, Thai-Hóa, của các học viên đã ra trường...qua các thời kỳ đều rất xúc động, đáng nhớ và là những kỷ niệm đẹp.
Trả lờiXóaNgày nay học viện đã trưởng thành , phát triển khác xưa. Nhiều thế hệ các thầy cô đã nghỉ hưu, lớp học viên của trường từ chú binh nhì giờ đã có anh chị mang hàm cấp tướng với nhiều cương vị trọng trách quan trọng .
Mong sao qua sự cố gắng của TKQ và BBT, trang báo mạng HVKTQS Phía Nam luôn có được nhiều bài viết của các thầy cô, của các bạn đọc yêu quý Học viện.