|
Nhãn
- Ca khúc hay (7)
- Chuyện xưa (91)
- Công nghệ mới (6)
- Cựu CB-GV-CNV (8)
- Cựu học viên (20)
- Đọc báo mạng (10)
- Ghi chép (2)
- Giáo dục (2)
- Lê Phương Cảo (6)
- Phim CMT8 (1)
- Sức khỏe (2)
- Sưu tầm (7)
- Tâm sự (4)
- Tếu táo (3)
- Thể thao (2)
- Thông báo (12)
- Tiếu lâm (12)
- Tin vui-buồn-tức (38)
- Trang Thơ (6)
- Trao đổi (5)
- Tuyển sinh đại học- cao học 2012 (3)
- Tư liệu (13)
- Văn hóa-nghệ thuật (10)
- Website HVKTQS (2)
Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014
"LĂM TƠI" (NSND Tường Vi) - Nguyễn Quốc Bình
Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014
Cảm nhận vế mấy dòng thơ (FB Nguyễn Quốc Bình)
"ANH ĐỂ TÌNH YÊU TỔ QUỐC MÌNH TRONG LỒNG NGỰC
CẠNH TÌNH YÊU EM CHƯA MỘT LÚC TÁCH RỜI
NHƯNG THÂN XÁC ANH CHỈ CÓ MỘT THÔI
TỔ QUỐC CẦN RỒI, EM ƠI, ANH ĐI NHÉ
Đọc mấy dòng này, tôi thực là đã ứa nước mắt. Bởi gia đình tôi đã trải qua những chuyện này, không chỉ 1 lần.
Mẹ tôi kể gần cuối năm 1945, sau khi quân Pháp được hậu thuẫn bởi quân Anh đánh loang ra trong Nam và Nam Bộ đã đi đầu kháng chiến thì cha tôi dẫn 1 trung đội tự vệ đoàn của Huyện Ninh Giang lên đường Nam Tiến, theo mệnh lệnh của chính phủ vào Nam đánh Pháp, để lại mẹ tôi và 4 anh chị tôi, người bé nhất còn chưa đầy 1 tuổi. Được mấy tháng thì có tin về báo cha tôi đã hy sinh. Khỏi phải nói là trong nhà hoảng loạn đến thế nào. Lúc ấy, mẹ tôi bảo, đã gần Tết âm lịch, nhà nhà đang chuẩn bị đón Tết mà nhà tôi không ai còn tâm trí nào cho Tết nhất nữa. May sao đúng hôm làm lễ truy điệu cha tôi thì người ta cáng cha tôi về đến nơi. Ông bị thương hàn trên đường Nam Tiến, vào đến Tuy Hòa thì ngã bệnh nặng nên đơn vị phải gửi ông lại để hành quân tiếp lên Buôn Ma Thuột (ở đó, một học trò cũ của cả mẹ lẫn cậu ruột tôi đã hy sinh, một người lính rất gan dạ của Ninh Giang - đã từng cầm lựu đạn theo cha tôi, cũng chỉ có 1 cây súng ngắn, nhảy xuống ca-nô ra chặn và lên tàu Cray-sắc bắt bọn sĩ quan Pháp đầu hàng ngày mới khởi nghĩa cướp chính quyền, tháng 8-1945). Dân ở đó cứu chữa cho ông rồi nhờ bộ đội ra Bắc cáng ông theo tàu về lại nơi đã xuất phát. Thuốc thang mãi mới khỏi, lại lao vào đánh giặc, suốt 8 năm cự giặc trong vùng sâu địch hậu, hết Hải Dương lại Thái Bình, vợ con ly lạc không tin tức, mãi sau chiến thắng Điện Biên Phủ mới được đoàn tụ.
CẠNH TÌNH YÊU EM CHƯA MỘT LÚC TÁCH RỜI
NHƯNG THÂN XÁC ANH CHỈ CÓ MỘT THÔI
TỔ QUỐC CẦN RỒI, EM ƠI, ANH ĐI NHÉ
Đọc mấy dòng này, tôi thực là đã ứa nước mắt. Bởi gia đình tôi đã trải qua những chuyện này, không chỉ 1 lần.
Mẹ tôi kể gần cuối năm 1945, sau khi quân Pháp được hậu thuẫn bởi quân Anh đánh loang ra trong Nam và Nam Bộ đã đi đầu kháng chiến thì cha tôi dẫn 1 trung đội tự vệ đoàn của Huyện Ninh Giang lên đường Nam Tiến, theo mệnh lệnh của chính phủ vào Nam đánh Pháp, để lại mẹ tôi và 4 anh chị tôi, người bé nhất còn chưa đầy 1 tuổi. Được mấy tháng thì có tin về báo cha tôi đã hy sinh. Khỏi phải nói là trong nhà hoảng loạn đến thế nào. Lúc ấy, mẹ tôi bảo, đã gần Tết âm lịch, nhà nhà đang chuẩn bị đón Tết mà nhà tôi không ai còn tâm trí nào cho Tết nhất nữa. May sao đúng hôm làm lễ truy điệu cha tôi thì người ta cáng cha tôi về đến nơi. Ông bị thương hàn trên đường Nam Tiến, vào đến Tuy Hòa thì ngã bệnh nặng nên đơn vị phải gửi ông lại để hành quân tiếp lên Buôn Ma Thuột (ở đó, một học trò cũ của cả mẹ lẫn cậu ruột tôi đã hy sinh, một người lính rất gan dạ của Ninh Giang - đã từng cầm lựu đạn theo cha tôi, cũng chỉ có 1 cây súng ngắn, nhảy xuống ca-nô ra chặn và lên tàu Cray-sắc bắt bọn sĩ quan Pháp đầu hàng ngày mới khởi nghĩa cướp chính quyền, tháng 8-1945). Dân ở đó cứu chữa cho ông rồi nhờ bộ đội ra Bắc cáng ông theo tàu về lại nơi đã xuất phát. Thuốc thang mãi mới khỏi, lại lao vào đánh giặc, suốt 8 năm cự giặc trong vùng sâu địch hậu, hết Hải Dương lại Thái Bình, vợ con ly lạc không tin tức, mãi sau chiến thắng Điện Biên Phủ mới được đoàn tụ.
Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014
Nhà nghỉ Học viện ở Tam Đảo
Ông bà và các cháu ngoại con Thảo Hùng. |
Những năm gần đây, khu nghỉ được xây dựng lại khang trang hơn và vẫn rộng mở đón không chỉ cán bộ đương chức mà cả cán bộ đã nghỉ hưu lên nghỉ dưỡng.
Đây là hình ảnh gia đình CCB "giáo viên dạy khỏe" Trần Đình Ngân (Khoa Trang bị Cơ diện) đi Tam Đảo hôm 4/5/2014 vừa rồi.
Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014
11 nước có quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới năm 2014 (ST: Kháng Chiến)
Chiến thắng của Việt Nam đã chứng minh được rằng một đội quân nhỏ cũng có thể chống lại những lực lượng vô cùng hùng mạnh. Tuy nhiên, hiện tại, quyền lực của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh quân sự.
Tạp chí quân sự nổi tiếng thế giới Global Firepower vừa công bố bảng xếp hạng Những quân đội hùng mạnh nhất thế giới năm 2014. Và đây là 11 nước có sức mạnh quân đội đứng đầu trong bảng xếp hạng.
1. Mỹ
Mỹ có 19 trên tổng số 31 tàu sân bay trên toàn thế giới. |
Không có gì bất ngờ khi dẫn đầu bảng xếp hạng này là Mỹ. Ngân sách quốc phòng của Mỹ hiện lên tới 612 tỷ USD. Mặc dù đang phải cắt giảm chi tiêu, nhưng số tiền mà Mỹ dành cho quốc phòng vẫn nhiều hơn cả 10 nước xếp ngay sau đó cộng lại.
Lợi thế quân sự lớn nhất của Mỹ là 19 tàu sân bay, trong khi phần còn lại của thế giới chỉ có 12 chiếc. Những tàu sân bay khổng lồ này cho phép Mỹ thiết lập các căn cứ tác chiến ở bất cứ đâu và huy động sức mạnh trên toàn thế giới.
Siêu cường quốc số 1 thế giới cũng là nước có nhiều chiến đấu cơ nhất, công nghệ đột phá nhất trên thế giới, cùng với một lực lượng lớn được huấn luyện rất tốt, chưa kể đến kho vũ khí hạt nhân mà chưa có một nước nào sánh kịp.
Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014
"Ngôi Sao Ban Chiều - Đinh Tiến Hậu" (FB: Nguyễn Quốc Bình, giáo viên HVKTQS)
Hơn 1 tháng trước, chú Tuấn béo Hải Phòng tổ chức đám cưới cho con gái, anh em bạn bè của forumnuocnga.net (NNN) từ khắp các miền của Tổ quốc về Hải Phòng dự cưới khá đông, nhân thể gặp mặt thường niên. Ta bận đi làm và dạy nên không về HP dự đám cưới con nhà hàng xóm cũ được, chỉ gặp được mọi người khi cả đoàn về miền Trung, miền Nam qua Hà Nội. Trong đống ảnh anh chị em post lên FB thấy mọi người ngồi chung với cả tác giả của Ngôi Sao Ban Chiều, nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu, một người Hải Phòng ngày trước. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)