Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Đội bóng giáo viên Khoa Cơ điện (Đại học KTQS Vĩnh Yên)

Đầu những năm 1970, cho dù chiến tranh phá hoại chưa kết thúc trên miền Bắc, nhưng ở các đơn vị QĐ vẫn duy trì phong trào văn thể. Bóng đá, bóng chuyền là 2 môn thể thao được ưa chuộng. Các khoa của Đại học KTQS đều có đội bóng đá, nổi nhất là 2 đội Khoa Cơ điện và Khoa Vô tuyến, luôn tranh giành vị trí vô địch nhà trường.
Đội bóng Sao Đỏ đầu 1970.
Khoa Cơ điện từ nơi sơ tán về Vĩnh Yên sớm hơn và đội bóng "tác oai tác quái" các sân cỏ quanh vùng với cái tên Sao Đỏ. Hai thủ trưởng khoa Trần Đan và Lê Phương Cảo rất quan tâm, ủng hộ đội bóng.
Đội bóng đá giáo viên Khoa Cơ điện cũng có nhiều chiến tướng tham gia đội Sao Đỏ. Xin giới thiệu bức ảnh quý của đội bóng giáo viên ngày ấy. Chúng ta có thể nhận dạng:
- Hàng đứng, từ trái: Nghiêm Sĩ Chúng 4, Trần Đình Ngân 5, Trần Văn Thành 6, Khúc Văn Nghi 7...
- Hàng ngồi: Bùi Nam 5(?), Đoàn Mạnh Giao 7 (người khoanh 2 tay); sau Giao là Định...
Mời bác Ngân nhận dạng tiếp!

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Không chịu buông tay (ST: Thủy k42)

Vài năm về trước, vào một ngày mùa hè ở Florida, mộtcậu bé quyết định đi bơi ở con sông gần nhà. Trời thì nóng mà nước sông thìmát, cậu mừng rỡ hãy ào xuống, bơi ra giữa sông mà không để ý rằng một con cásấu đang bơi lại phía sau!
Cùng lúc đó, mẹ cậu bé đang ở trong nhà và khi nhìn ra cửa sổ, bà hoảng hốt khithấy con cá sấu tiến ngày càn gần cậu con trai hơn! Hoảng sợ tột độ, bà mẹ laora, nhanh gấp nhiều lần cậu bé khi cậu chạy đi bơi, vừa chạy, vừa hét gọi contrai. Nghe tiếng mẹ gọi, cậu phát hiện ra con cá sấu và bơi ngược trở lại vềphía bờ. Nhưng quá muộn, đúng khi cậu bơi tới bờ thì cũng là lúc con cá sấu đớpđược chân cậu! Từ trên bờ, người mẹ chậm một giây, chộp lấy cánh tay cậu. Vàbắt đầu một trận kéo co không cân sức. Con cá sấu khoẻ hơn người mẹ rất nhiều,nhưng người mẹ còn quá nhiều tình thương và không thể buông tay.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Võ Đại tướng đến thăm Đại học KTQS năm 1976

Ngày 5/9/1976, Đại tướng lên Vĩnh Yên thăm nhà trường và duyệt quy hoạch mới. Thiếu tướng Đặng Quốc Bảo - Chính ủy kiêm Hiệu trưởng - đã báo cáo Đại tướng quy hoạch tổng thể phát triển nhà trường. Cùng đi có Cục trưởng Cán bộ Trần Đình Cửu và nhiều cán bộ.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

YÊU ! (ST)

Yêu đến lần thứ tư được gọi là tình tứ.
Yêu đến lần thứ bảy gọi là thất tình.
Yêu một lúc nhiều người gọi là trữ tình (để dành xài dài dài).
Được chấp nhận yêu gọi là dzô tình.
Yêu và kết hôn với người nước ngoài gọi là ngoại tình.
Yêu và kết hôn với người trong nước gọi là nội tình.
Tiền để đưa người yêu đi chơi gọi là bạc tình.
Đang yêu mà người yêu chết gọi là tình tang.
Hai bà vợ cùng dùng chung một ông chồng gọi là chung tình .
Tình yêu quá đẹp gọi là tuyệt tình
Yêu từ thời đi học gọi là tình trường
Yêu vợ người khác bị đánh tím mặt gọi là thâm tình.
Vậy muốn yêu như thế nào ???
(Tôn Gia Gia).


Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

NHỮNG KỶ NIỆM VỚI BỘ MÔN THÔNG TIN

TRẦN KIẾN QUỐC
Tháng 4 năm 1975, khóa 5 đặc cách tốt nghịêp. Tôi và Lê Chí Hoà được giữ lại làm giáo viên. Thử thách đầu tiên của một sĩ quan kỹ thuật trẻ, mới ra trường, là được tham gia đoàn khai thác kỹ thuật hệ thống thông tin viễn thông do Mỹ-ngụy để lại. Nhưng đây cũng là một vinh dự. Sau đó, chúng tôi trở về trường làm nhiệm vụ giảng dạy cho đến giữa năm 1990. Những năm tháng ở trường, sinh hoạt trong đội hình bộ môn, đã để lại nhiều kỷ niệm đẹp.

“Trường ca Học viện KTQS “ phóng tác từ “Tiểu đoàn 307”

Các cố thủ trưởng thế hệ những năm 1970: Nguyễn Văn Tiên, Trần Đình Cửu nguyên là Tiểu đoàn trưởng và Chính trị viên D307 Nam bộ. Còn bài hát "Tiểu đoàn 307" thì ai cũng biết. Và lứa học viên những năm đó, bắt đầu từ C213, đã phóng tác và sửa chữa cho tới khi hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng học viên thế hệ mới!

Ai đã từng đi qua dãy núi cao cao, nuí cao cao đây miền Tam Đáo
Ai đã từng nghe tiếng Học viền, tiếng Học viền kỹ thuât quân sư
Buổi xuất quân Học viền năm ấy, cả Học viền thề dưới sao vàng :
“Người chiến sỹ tiếc gì máu rơi !”
Buổi xuất quân Học viền năm ấy, nguyện một lòng gìn giữ non sông
Đã cống hiến cho Quân đội, cống hiến biết bao đồng chí kỹ sư
Kỹ sư mìn, kỹ sư pháo, kỹ sư đạn … kỹ sư linh  tinh (!)
Bút vùng lên với cánh tay sắt, đầu giặc rụng, nổ súng dồn đồn giặc nát tan.

ĐK: Quân sư, Học viền quân sư !!!
Học viện của ta Học viện đầu tiên
Đánh đâu được đấy, Học viền quân sư
Với da sắt gan vàng tiến lên lòng son chẳng nao
Tiếng Học viện bao nhiêu “quân chủng” run rẩy sợ hãi
Vang lừng danh tiếng Học viện quân sư
.. Quân sư , Quân sư , Quân sư  !!! “




Ân hận, day dứt suốt cuộc đời (ST: Thủy k42)

- Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau…!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. “Mình thương người thì ai thương mình” – cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã. 

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Quà tặng vợ (ST)

Mấy gã đàn ông ngồi tán dóc về món quà tặng vợ nhân kỉ niệm ngày cưới. Ông A: “Tôi mua một thứ mà nó có thể tăng nhanh từ 0 đến 100 chỉ trong có 6 giây.”
- Vậy chắc chắn phải là xe Ferrari?
- Quá đúng, tôi đã mua cho bà ấy một chiếc Ferrari đỏ cực đẹp.
Ông D nói: “Tôi mua một thứ khác mà nó có thể tăng từ 0 đến 100 chỉ trong có 2 giây.”
- Phi lí, chỉ Ferrari là loại xe đua nhanh nhất thế giới hiện nay!
- Thì vưỡn, nhưng đó không phải là xe… mà là cái cân bàn!
- ???

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Danh sách cựu học viên từ khóa chuyển tiếp 1 đến 15

TT Khoaù Hoï teân Ñôn vò Ñieän thoaïi
1 Chuyeån tieáp  Ba Bieån Cuïc KT QK  
2   Caùnh Cuïc KT QÑ4  
3   Duy Minh Z751 höu  
    Baùu  Tröôøng Trung caáp Haûi quaân  
    Quang Nam, Trần Thắng    
     

BÀI HÁT CHẾ HỌC VIÊN HVKTQS

Lính Quân sự rất nghịch ngợm, từng "chế" các ca khúc cách mạng thành các bài hát khi sinh hoạt tập thể. Xin được giới thiệu dần kho tàng này.


 “Đi theo lối nhỏ là lối an toàn”  – phỏng “Bước chân trên dải Trường Sơn” (Vũ Trọng Hối).

Hát 2 lơì gốc trước:
1. ”Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn,
Đá mòn mà đôi gót không mòn
Ta đi nhằm phương xa gió ngàn đưa chân ta về quê hương
Quân về trong gió đang dâng triều lên
Máu thắm đuờng ta đi lẫn mồ  hôi rơi tình quê tha thiết
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình

2. Xưa Trường Sơn đỉnh vắng, nuí mù sương
Theo Đảng mạnh chân bước lên đường
Trên con đường ta đi máu trào thác xối, mưa rừng vắt núi
Ôi tiền phương đó giang tay gọi tới
Nơi chân trời đang dâng , sắc hồng đang lan lòng ta như nắng
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình”

Phóng tác :
Tao là con của bố tao mẹ tao
Nhớ nhà là ta “phắn” ta về
Ta không cần ba-lô, không cần ôtô, không cần chi mô .. chỉ cần lương khô
Ta về ăn tết xong ta lại vô
Ta không cần ba-lô, không cần ôtô, không cần chi mô .. chỉ cần lương khô
Ta đi theo lối nhỏ là lối an toàn”
Ta đi theo lối nhỏ là lối an toàn (3)


“TỔ CHỨC CHỈ XÉT CÁI NỔI BẬT, CÁI TÍCH CỰC CỦA MÀY” (Trần Đình Ngân, Berlin)

Chiến tranh. Đầu những năm 1970. Vĩnh Yên. Ở khu 125, Khoa Cơ điện có một sân bóng rổ láng cement thuộc loại xịn. Đó là thành quả lao động của giáo viên, học viên những ngày nghỉ. Sân  bóng rổ cũng là nơi tổ chức các buổi chiếu phim ngoài trời  mỗi dip thứ 7. Đến  buổi chiếu phim, người đến trưóc xếp viên gạch mộc hoặc chiếc ghế con ngồi trước máy. Người đến sau đứng chen chúc, túm tụm sau máy chiếu. Đang chiếu mà máy đứt phim thì người ngồi trước ngoái hết cả cổ nhìn lại, í ới gọi người đứng sau, hoặc sốt ruột đợi tổ quay phim cuống quít ráp lại đoạn đứt để chiếu tiếp.

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Ước mơ đàn ông ngày 8-3 (ST)

Từ trong Bệnh viện Các Bệnh Nhiệt Đới, một bloger viết: “Mỗi năm cứ đến ngày 8-3 tôi lại bị hầm hập sốt vì quá lo nghĩ không biết làm thế nào cho vừa lòng vợ trong ngày ấy. Mua hoa thì nàng kêu lãng phí, mua quà thì chê không biết mua, đưa tiền tự mua thì nói kém lãng mạn… Bình thường chỉ phải nấu cơm, rửa bát, lau nhà, giặt giũ, cọ toilet… ngày 8-3 lại phải kiêm thêm nhiệm vụ cho con bú (tất nhiên là chỉ bú bình, cũng may đàn ông không có ngực).
Và tôi cứ miên man ngắm cái tờ lịch ngày 8-3 đã bóc trước cả tuần để “khắc cốt ghi tâm” không quên nhiệm vụ rồi bất chợt ngẫm thấy rằng: Đời người đàn ông có vợ như đeo một cái còng số 8, số 3 có hình nửa cái còng, 8-3 = ε, tức là còn nửa cái còng, điều đó làm ta liên tưởng rằng, vị đàn ông nào cũng chỉ dám ước nguyện nhỏ nhoi giảm được 50% mức độ hà khắc của chế độ lao tù tại gia đã là tốt lắm rồi! Dẫu biết ước mơ thì không cần tiết kiệm nhưng vì người ta vẫn hay nói: Đừng có mơ!”.