Dịp Tết năm
1977 (hay 78?), tôi và Tấn Định cùng trực Tết. Hôm ấy, cùng ăn trưa ở nhà ăn
tập thể. Thuở đó, chỉ mấy ngày Tết là thức ăn khá hơn ngày thường một tí.
Một trong những cái “hơn ngày
thường ấy” là nồi canh. Ngày thường thì lấy đâu ra xương mà hầm? Có tí mì chính
đã là may lắm rồi. Ngày Tết, nồi canh có “chất” hơn. Nếu đi ăn sớm, có khi còn
có thể vớt được một vài cục xương để gặm lấy tí thịt còn dính (thông thường
xương được lọc rất kỹ nên có dính cũng ít thôi).
Tôi và Tấn Định ngồi ở hai bàn khác
nhau. Khi tôi lại nồi canh định chan thì thấy có hiện tượng lạ: Tấn Định đang
cúi nhìn vào nồi canh, hết nhe răng ra lại ngậm miệng lại. Lấy làm lạ, tôi trố
mắt ra nhìn thì thấy Tấn Định lẩm bẩm: “Hóa ra không phải”. Nghe vậy, tôi lại
càng chẳng hiểu gì.
Nói xong, Tấn Định chan canh và về mâm.
Tôi tò mò nhìn vào nồi canh, vừa chan vừa cố “giải mã” hiện tượng vừa rồi. Rồi tới
chỗ Tấn Định để hỏi xem chuyện có đúng như vậy? Tấn Định chỉ đỏ mặt cười và
buông một từ: “Bịa”.
Chuyện là thế
này: Nồi canh đã gần đến đáy, dưới đáy nồi là cái xương quai hàm con lợn vẫn
còn cả răng. Tấn Định nhìn vào, tưởng bóng mình soi xuống liền nhe răng ra,
ngậm vào mấy lần để kiểm tra và kết luận như trên.
Do thấy cục xương cũng chẳng còn gì
bám nên chẳng ai vớt mang về mâm nữa. Ai không tin, cứ trực tiếp hỏi Tấn Định.
Mới đấy mà đã
gần 40 năm. Thời gian trôi thật nhanh!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu chưa đăng kí, bạn vẫn có thể để lại nhận xét: Viết xong, nên để lại tên hoặc nickname. Xuống "Chọn 1 nhận dạng" vào "Ẩn danh". Sau đó xuất bản nhận xét.