Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Thủ truởng Cao Hỏi



Trần Kiến Quốc – Trần Đình Ngân

Đại học KTQS có nhiều anh tài: các anh Trịnh Nguyên Huân, Đoàn Mạnh Giao, Hà Phạm Phú...
Sau này, anh Hà Phạm Phú về Tạp chí Văn nghệ QĐ có truyện ngắn viết về một nhân vật tên Cao Hỏi. (Anh em xì xầm, chắc lấy tư liệu từ Chủ nhiệm khoa Lê Phương Cảo? Còn sếp Cảo thì chỉ lấy tay quệt lên mũi, cười hiền lành “chắc nó xỏ tớ?”).
x
Có một kì thi
Với tôi có một kỉ niệm khác, hơi có vẻ ngang buớng(!).
Năm 1980, mấy em học viên Vô tuyến k10 sắp đi thực tập tốt nghiệp, phải thi môn học Xe thu phát của tôi. Anh Trần Bình An, đang chủ trì đề tài “Mã hóa tin hiệu thông tin” (đâu như “cấp Nhà nứớc”), đã chọn 5 trò giỏi của lớp đi làm đề tài. (Anh nổi tiếng "khit-tờ-rưi" ở trường). "Hay" ở chỗ anh “chạy” thế nào mà cả 5 em không phải thi môn học này; không những thế lại đựợc nhà truờng “cho” luôn điểm 5.
Ngày ấy ở truờng, giáo viên là lớp người khổ chỉ trên học viên. Anh em kháo nhau, chỉ có một “quyền” duy nhất - quyền cho điểm. Vậy mà lần này bị "trên" cướp mất. Tôi tự ái phản ảnh ngay trong giao ban huấn luyện.


Hiệu phó huấn luyện Lê Phương Cảo xuống ngay bộ môn. Vừa lấy tay lên quệt mũi ông vừa nói: "Quốc ơi, cậu phải giúp mình!". Bản thân cũng thấy thuơng ông (cũng là cán bộ truởng thành từ đơn vị mà là đơn vị của mấy ông đàn anh), nhưng lại thấy bị xúc phạm (vì bị “cướp” mất quyền duy nhất của giáo viên); hơn nữa anh em giáo viên đứng sau "ba kích" (sau nghĩ lại, các bố này chỉ khôn, toàn "anh hùng núp" chọc gậy bánh xe!): phải đấu tranh lập lại kỷ cuơng(!). 
Nghe sếp nói, tôi lắc đầu: "Nếu thủ truởng quyết thì cứ làm; còn tôi...". "Khổ, chỉ vì mình quá tin anh em", ông Cảo nhăn nhó. 
Về sau nhà truờng huỷ quyết định này. Các em phải thi môn của tôi. (Bọn nó đều khá giỏi cả, chả qua chỉ là nạn nhân). Nhớ mãi hôm đó là sáng thứ bảy, thi xong mấy thầy trò cùng hể hả chạy ra ga, phi tầu về HN. (Hình như cùng nhảy xuống ga Điện Biên hay Trần Phú). 
Mọi chuyện OK. Chuyện này cụ Cảo nhớ mãi. Thảm nào, sáng nay anh Ngân đến thăm thủ truởng. Sếp bảo, tớ rất muốn gặp lại thằng Quốc.
x
Chuyện làm đồ án tốt nghiệp
Năm 1963, Đại úy Lê Phương Cảo đang là Truởng đoàn học viên quân sự tại Học viện Phòng không Kiev. Những năm đó, ta coi các nhà lãnh đạo Liên Xô là “xét lại” nên cho gọi học viên quân sự về nuớc chỉnh huấn.
Anh em chuyển sang học Trung văn  tại Truờng VHQĐ Lạng Sơn, để chuyển sang Trung Quốc học tiếp. Đại uý là lớp truởng. Anh em học viên ở Kiev vẫn nhận đuợc thư của cô giáo tiếng Nga gửi về hỏi thăm. Cô lo lắng cho việc học hành dở dang. Cảm kích truớc tình cảm của cô, đại úy Cảo đã thay mặt cả lớp viêt thư trả lời, động viên cô.
Ngày đó thư từ bị kiểm duyệt từ cấp đại đội. Ai gửi cho ai, từ đâu tới đều bị cán bộ chính trị xem qua. Không biết nội dung thư viết gì (vì không biết tiếng Nga) nhưng chính trị viên đại đội vẫn báo cáo lên trên: đái uý Cảo vẫn thư từ liên hệ với bên Liên Xô, mà Liên Xô nghĩa là “xét lại”(!). Việc đi học của đại uý bị đình lại, trong khi anh em về Hà Nội nhận hộ chiếu tiếp tục sang Trung Quốc.
Đại uý Cảo về phụ trách tổ đào hầm phòng không cho một xuởng Quân khí ở Yên Bái. Tới tháng 7/1968, mới nhận quân hàm thiếu tá và về làm Chủ nhiệm Khoa Cơ điện truờng ta. Bên ấm chè “khao quân hàm mới”, ông vừa mở gói chè Hồng đào vừa tâm sự: “Muời hai năm mới lên một cấp, đâu phải đã là… dài!”.
Sau này, ông vào Ban giám hiệu, là Hiệu phó huấn luyện. Làm việc rất khoa học, nhất là công tác điều hành huấn luyện nhưng khổ nỗi, ở một trung tâm KHKTQS mà vẫn chỉ là cán bộ lãnh đạo "không bằng cấp". 
Ngày ấy anh em giáo viên Khoa Trang bị Cơ điện đã truởng thành. Có ý kiến nêu, anh Cảo nên nhận đồ án tại chức ở khoa, làm rồi bảo vệ. Với khả năng của sếp thì thừa… Như vậy sẽ tốt hơn cho ông trong công tác quản lí.
Vẫn thói quen đưa tay lên quệt mũi, ông Cảo bảo: "Mình hiểu anh em. Nhưng thôi, đừng làm thế. Không người ta lại bảo chúng ta vừa đá bóng vừa thổi còi. Tớ cứ làm việc tốt là được rồi".
Lại nữa… ngày đó,  2  khoa Vô tuyến và Cơ điện luôn căng thẳng mỗi lần vào giải bóng đá của truờng. Suốt mấy năm tranh giành nhau chức vô địch. Lần nào ông Cảo cũng đi ủng hộ cho Khoa Cơ điện, dù sau này đã “lên trên”.
Năm 1978-79, đội bóng Khoa Cơ điện đuợc bổ sung loạt học viên từ Khoa Cơ bản lên. Các em trẻ, khỏe, có kĩ thuật cơ bản, làm nòng cốt. Đội Khoa Vô tuyến cho dù cũng đuợc bổ sung nhưng cán cân hơi đuối, tuy vật vẫn cố gắng giữ truyền thống một thời.
Chú Thắng “con” (khóa 12 Công nghệ, nay là thiếu tuớng) đá tiền đạo. Nhỏ người nhưng rất nhanh, thoắt cái đã lừa qua hậu vệ, dẫn bóng vào vòng cấm. Phải vất vả lắm hàng phòng ngự Khoa Vô tuyến mới cản nổi. 
Pha đó, Thắng khẽ đảo chân rồi dắt bóng qua mặt tôi. Bóng qua người ở lại. Trái phép, Thắng bị ngã. Trọng tài thổi phạt. Vội lấy hai tay che ngực, đứng làm hàng rào  truớc vòng 16m50.
Vừa thấy bạn sút, tôi lộn đầu làm động tác “trồng cây chuối” rồi lấy gót chân cản bóng. Cũng nghĩ chỉ là “chó ngáp phải ruồi”. Ai dè trúng bóng thật. Bóng bay nguợc trở lại. Đội tôi có đợt phản công...
Sau trận đó, ông Cảo hễ gặp lại tấm tắc “Cậu đá thật là lạ!”.
x
Đầu năm 2011, đuợc mời về dự cưới con trai Trần Đình Ngân tại Canteen Học viện. Gặp lại nhiều thầy trò, anh em, bạn bè  thuở 1970-80; trong đó  có thủ truởng Lê Phương Cảo. Xin ghi lại vài mẩu chuyện vui về ông - một con người tài năng, bình dị, gần gũi, để lại nhiều kỉ niệm trong lính Học viện.
T.K.Q-T.Đ.N


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu chưa đăng kí, bạn vẫn có thể để lại nhận xét: Viết xong, nên để lại tên hoặc nickname. Xuống "Chọn 1 nhận dạng" vào "Ẩn danh". Sau đó xuất bản nhận xét.