Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Đại diện Học viện KTQS phía Nam mừng 70 năm QĐNDVN

Chiều qua, 22/12/2014, tại cơ quan đại diện Học viện KTQS phía Nam, 71 Cộng Hòa, đã tổ chức tiệc mừng 70 năm QĐNDVN. Đến dự có thủ trưởng đầu tiên của Cơ sở 2 Nguyễn Bỉnh Chân (từ 1977) cùng nhiều cán bộ, giáo viên, học viên các thời kì. 
Cùng nâng ly mừng Ngày QĐ.

Đồng đội gặp nhau.

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

THỰC THỰC, HƯ HƯ! (Đỗ Thành Hưng, cựu học viên k1)


Đọc bài “Tổ chức chỉ xem xét…” của anh Trần Đình Ngân và chuyện “Sưu tầm của PHP ngày 21/11/2014”. Tôi góp thêm chuyện “Thực thực, hư hư” cho đủ bộ ba: xe, pháo, mã!
Học kỳ 2 của năm thứ nhất, đại đội tôi sơ tán về thôn Thục Cầu (gần chợ Nôm) huyện Văn Lâm.
Vào một ngày, trung đội tôi đến lượt gác đêm, anh L gác phiên chắc từ 4 đến 5 giờ sáng. Khoảng ấy người gác phải gọi chị nuôi dậy để làm bữa ăn sáng cho đại đội. Ăn sáng thời ấy đơn giản lắm, chị nuôi chỉ việc xúc bột mì “nhân mọt” đã nhào từ tối, rồi để qua đêm, vào một cái vỉ to, vừa miệng chảo. Trên mặt vỉ có lót lá chuối tươi, rồi cời bếp than cho cháy to để hấp. Bánh chín thì cắt ra ngần ấy miếng theo quân số và cho vào chậu quân dụng, mỗi chậu 6 miếng là xong. Người gác phải giúp chị nuôi một tay.
Chả biết sự thể sáng ấy ra sao mà chị ta tố với đại đội đại ý, anh L đưa tay đòi lại 2 cái ấy của em.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Gặp học trò cũ trên 1 chuyến bay (KQ)

(Chuyện này xin được giấu tên thật vì trò còn đương chức).

Bay vào SG, đang ngồi ở phòng cách li. Thấy chú vừa kéo valy vừa điện thoại, theo sau là 1 chú nghe chừng lính lác (nhìn điệu bộ là biết). Vừa thấy tôi, chú chạy tới, dù đang bận điện thoại nhưng vẫn vòng tay ôm lấy thầy. Người chú thơm nức mùi nước hoa (nghĩ bụng, quan có khác!). 
- Anh vào SG à?
- Ừ, về nhà sau ít tuần ngoài này có việc. Em đi công tác à?
- Vâng, đi suốt, anh ạ; nhất là sau vụ giàn khoan 981.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Chúc mừng thầy cô và đồng nghiệp Học viện KTQS

Từng là học viên 5 năm, từng là giáo viên dạy khỏe 15 năm, xin gửi tới thầy cô và đồng nghiệp lời chúc mừng nhân Ngày Nhà giáo. Chúc thầy cô, đồng nghiệp luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt; cuộc sống luôn rộn rã tiếng cười!

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Vè K3 (ST: Bình Zị)

Mông em Nhã (to khủng)
Má em Đông (bầu bĩn!)
Bình tông Ngô Vũ Thuận (luôn đeo bên hông khi đi ăn cơm)
Lý luận Chí Hòa (bốc phét 1 cây)
Ba hoa Bá Báu
Láu táu Khánh Lân
Lấy phân anh Độ (thủ trưởng chăm tăng gia đâm lính phải theo mệt)
Hay trộ anh Trì (chính trị viên chuyên dọa nạt lính)
Hay đi anh Phụng (sếp nhưng toàn kiếm lí do về HN để hú hí với vợ)
Béo bụng Sơn Tùng
Nổi khùng anh Quế
Phóng uế cũng anh (bị bệnh đường ruột mãn)
Lành chỏi lành chanh là anh Trần Thông Quế...

Nhanh như điện


Trên đường từ bếp ăn giáo viên về khu K3 có ao lớn, Phòng Hậu cần cho thả cá trắm, cá chép. Thức ăn thừa của nhà bếp cứ thả xuống xuống ao, cá lớn như thổi. Ấy vậy lại lo nhất mỗi lần mưa lớn, nước qua đập tràn, cá hay theo đó vọt tiến.
Lần đó xuống bếp ăn cơm, ăn vừa xong thì có cơn mưa lớn ập về. Mưa kéo dài cả tiếng, nước ngấp nghé tràn bờ. Cán bộ Phòng Hậu cần, ban tăng gia lo mất cá đã đội áo xuống trực. Cứ thấy chú cá nào vọt lên bờ là hất xuống. Anh em đứng ở nhà ăn nhìn mà tiếc của giời cho.
Chả hiểu sao Chí Hòa liều mình đội mưa về. Vừa tới đập thấy chú cá rõ to quẫy mạnh, vọt lên. Ba chân bốn cẳng Hòa đuổi theo, chộp được con cá. Liền lúc đó, chú lính ban tăng gia cũng phát hiện, vội đuổi theo. Hòa nhanh tay ném cá vào 1 góc rồi chạy biến về nhà. Chú tìm mãi không thấy, đành quay về và lẩm bẩm: "Tay này giấu ở đâu nhỉ? Đúng là nhanh như điện!". (Ý nói, các thầy Khoa Vô tuyến điện nên nhanh như điện).
Và, anh em giáo viên tối đó được nồi cháo cá rõ ngon.
(Chuyện do anh Hồng Thanh kể khi vào SG chơi).

Mất cái quyền duy nhất - QUYỀN CHO ĐIỂM (Kiến Quốc)

Ngày ở trường Đại học QS, giáo viên sống khổ như học viên, cũng trực ban, gác xách, cũng bị khoán 15 kí rau/ tháng, cũng đi lao động trồng sắn tận Lũng Mây, Tuyên Quang, cũng nhảy tầu hỏa mỗi khi về HN (xe ca toàn dành cho thủ trưởng nhà trường cùng cán bộ khoa, phòng)... Và anh em chỉ có quyền duy nhất là QUYỀN CHO ĐIỂM.
Thời gian đó (đầu 1980) tôi đang dạy lớp Vô tuyến k10, môn Xe Thu phát công suất trung bình. Thầy Trần Bình An (bộ môn Cơ sở 3) - nổi tiếng khít-tờ-rưi, khôn vặt, hay "mày mò", nghiên cứu đề tài mới - đã chọn 5 học viên của lớp làm đề tài Mã hóa cho mình. Còn nhớ được tên 4 em: Đào Ngọc Thạch, Ngô Mê Giang, Nguyễn Lâm Đông, Nhuần... Hai trò Thạch, Giang khá thân với thầy.
Với trò láu cá của mình, bố An lên gặp Hiệu phó Lê Phương Cảo (mới từ Khoa Cơ điện lên) tỉ tê, thuyết phục để 5 trò này không phải thi môn tôi dạy và nhận luôn 5 điểm 5. Tin đến tai, thấy hận quá; vội thông báo cho các thầy cùng và khác khoa. Họ đã giục tôi (thậm chí có cả thầy kích động) phải ra mặt đấu tranh bảo vệ cái "quyền duy nhất" của giáo viên. Phải tay khác chắc sợ nhưng mình qué sợ vì làm biết là "phản có lý".

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

"Sỹ quan binh nhì" (Đỗ Thành Hưng k1)

PHÍ LÀM QUEN
Vào học năm thứ ba, đại đội 213 chúng tôi về đóng quân ở xã Văn Tiến, huyện Yên Lạc. Tôi đang ở độ tuổi hai mươi, cái tuổi đã thích yêu và muốn được yêu nhưng còn nhút nhát lắm. Vả lại cũng sĩ sĩ vì mùa đông có giày đen, áo bốn túi, nhìn ngoài ra dáng sỹ quan thứ thiệt, lại đang học đại học, đâu dễ gì ai cũng làm quen được! Thời đó, tôi cũng ý thức được rằng sinh viên đại học Kỹ thuật quân sự bọn tôi đắt giá lắm bởi "trai thời loạn", mà "gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân"! Nên cũng có chút kiêu kiêu với các em!
Tôi và Ngô Gia Hồi không phải là bạn thân vì khác lớp nhưng cùng lứa với nhau. Tôi biết Hồi có người yêu tên Phương, học năm thứ nhất đại học Bưu điện, cách xã Văn Tiến chừng 5-7km, nhưng tôi chưa có dịp được gặp người yêu của Hồi.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Phía Nam mừng Học viện 48 tuổi

Anh Đậu, anh Quốc với anh em thế hệ sau.
Có Phó giám đốc Lạc Hồng vào công tác, vậy là Thường trực phía Nam tổ chức họp mặt, mời nhiều cán bộ thế hệ trước (các anh Ba Hưng, Sáu Đậu, Kiến Quốc, Thai, Hải...) cùng bạn bè ở BV175, các đơn vị xung quanh.

Anh Ba Hưng lúc nào cũng là trung tâm.
Anh em tâm đầu ý hợp, chia sẻ nhiều chuyện xưa, nay và chúc cho mọi người luôn khỏe để còn gặp nhau được nhiều lần như thế.

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Học viên Vô tuyến k14 có buổi họp mặt đầy ý nghĩa

Các em (giờ toàn ông, toàn bà) - nhập ngũ 1979 (khi "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới...") và tốt nghiệp 1984 - vừa tổ chức họp mặt lớp 2 ngày 4 và 5/10/2014 tại Vĩnh Yên và Tam Đảo.
Ban tổ chức mời được thầy Trần Kiến Quốc và Vũ Thanh Hải, những người gắn bó với lớp suốt 5 năm học, lên dự. Khách mời còn có anh Nguyễn Tiến Dũng k8 và anh Hùng (Dốc Láp) - cơ sở cách mạng của thầy Ngân, thầy Quốc.



Cùng thầy Hải (áo xám, đứng giữa) ở trước nhà học viên k14.

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

“TỔ CHỨC CHỈ XEM XÉT CÁI CHỖ NỔI BẬT CỦA MÀY”

Bạn tôi, anh N.Đ.Th. không biết từ nguồn nào mà viết E-mail cho tôi, bổ sung thêm tên vài ông bạn được nhắc đến trong chuyện kể tôi viết về cái sân bóng rổ của K2 ở khu 125 Vĩnh Yên thời chiến tranh chống Mỹ 1970 ( Đã được TKQ đăng trong BTk5 ). Có điều hay,  Th. chú thích là  "vụ đó không có tao" nên đề nghị tác giả  phải chỉnh sửa lại!!!
Quý ông bạn quá, lại nhân gần đây BTk5 có đăng loạt chuyện kể của Đỗ Thanh Hưng, viết về những kỷ niệm vui  của  C213, k2, 125 Vĩnh yên...ĐHKTQS cũng chính thời kỳ đó nên tôi đồng ý với Th, chỉnh sữa lại bài viết của mình.
Nhân sắp đến tháng 10, gần ngày lễ kỷ niệm thành lập HVKTQS, tôi gửi bài này cho các bạn thân đọc lại cho vui, cũng đề nghị TBT TKQ cho đăng lại " chuyện kể..." trên  Học viện kỹ thuật quân sự phía Nam .

Kể chuyện cũ ở Đại học kỹ thuật Quân sự
“TỔ CHỨC CHỈ XEM XÉT CÁI CHỖ NỔI BẬT CỦA MÀY”                                                                                                                
                                                        Chuyện kể của Trần Đình Ngân  ( Có chỉnh sửa )
                                                                                                                                                                                    
Chiến tranh.
Đầu những năm 1970.
Nhà giáo viên Khu 125. Năm 2010, thầy Ngân, thầy Quốc đã về thăm lại
Vĩnh Yên và vào thăm tòa nhà này.
Vĩnh Yên. Khu 125.
Khoa Cơ điện có một sân bóng rổ láng cement thuộc loại xịn.  Đó là thành quả lao động của giáo viên, học viên những ngày nghỉ. Để có một sân thể thao cao cấp, Ban chỉ huy khoa ban ra một lệnh khoán: Làm xong nhiệm vụ trước ngày nào thì cho nghỉ phép ngày đó, làm chủ nhật thì được thưởng  phép bù… Vậy là những Hoàng Hải, Bùi Thức Hưng, NguyễnViết Tiến, Nguyễn Văn Đại hăng say lái xe ủi đất  từ sáng sớm,  tới 7-8 giờ tối còn thằp đèn ủi đêm.  
Chả có tay nghề xây dựng nhưng ham thể thao,  mê khoản thưởng phép hấp dẫn, những  Khúc Văn Nghi, Trần Đình Ngân, Tuy Bin, Phan Nhường, Xuân Anh, Đoàn Mạnh Giao, Trần Công… kẻ vác búa đập răm, người vác đá chèn móng.  Đến công đoạn sau là đổ chạt, láng cement  thấy xuất hiện thêm những tay thợ xịn từ các lớp học viên C213, C224 như Phạm Ngọc Việt, Nguyễn văn Son… Mọi người lao động quên giờ giấc! 
Toàn bộ Ban chỉ huy khoa, ngoài anh Lê Phương Cảo còn các anh Dương Ái Hiểu, Trần Đan,  Phạm Viết Huyền… chẳng biết gì về  luật bóng rổ nhưng luôn túc trực quanh sân, chỉ đạo sát sao kích thước sân bãi và đôn đốc láng mặt sân sao cho chất lượng, phẳng băng.  
Hậu cần khoa ngày nào cũng có khoản nước chè Hồng Đào và lương khô B-702, hứng lên còn tung ra vài bao thuốc vụn Tam Thanh, Tam Đảo, tổ quân y phát Vitamin C, B1 cho ca làm tối. Toàn khoa  ưu ái tập trung bồi dưỡng hào phóng ngoài tiêu chuẩn cho nhóm thợ xây dựng "Công trình thể thao“.

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

TUỔI THƠ (Lê Ngọc Quyên)

Lũ trẻ chúng tôi lớn lên trong khu “gia binh”. Sau hòa bình, cuối năm 1975, tôi theo bố mẹ lên Vĩnh Yên, ở khu tập thể của trường đại học kỹ thuật quân sự ( bây giờ là học viện kỹ thuật quân sự).
Tác giả
Kí ức tuổi thơ đi theo tôi mãi tới tận bây giờ... 45- 46 tuổi, hai con đã lớn, nhưng mỗi khi gặp lại các cô chú của trường trước đây, dường như tôi vẫn là con bé 5-6 tuổi ngày nào.
Khi tôi rời Hà Nội lên sống với bố mẹ, gia đình được phân 1 gian nhà đầu hồi của dãy nhà 12 hộ. Tôi nhớ là cả khu có khoảng 5 dãy như vậy. Tôi đã khóc rất nhiều khi đêm xuống, trời tối đen như mực, căn nhà leo lét ánh đèn dầu, tôi ôm chặt mẹ và len lén nhìn vào góc nhà, nơi có bóng bố mẹ và tôi hắt vào mờ mờ, run rẩy.
Tôi còn nhớ quãng thời gian ấy, năm 75, khi tôi vào lớp vỡ lòng. Ngôi trường đầu tiên trong đời của tôi nằm chính giữa làng Bảo Sơn. Gọi là trường, nhưng chỉ có hai lớp. Đầu gian học luôn có 1 con trâu của nhà ai buộc vào ngay đó, tôi không dám nhìn vào mắt nó. Mỗi khi vào lớp, tôi thường hít một hơi thật sâu rồi cúi mặt chạy thật nhanh vào chỗ ngồi. Mãi về sau này tôi vẫn không quên cái cảm giác ấy và cũng chẳng lí giải được tại sao lại sợ con trâu ấy đến như vậy. Trường làng tôi đơn sơ đến lạ lùng...

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Gặp thầy Lê Phương Cảo (Trần Đình Ngân, Berlin)

Bên tượng 2 cụ Marx, Angel.
Trong một dịp rất hiếm hoi, cuối tháng 8-2014 nhóm một số anh em nguyên cán bộ, CNV, giáo viên, học viên của Học viện KTQS đang làm việc, sinh sống tại Đức và Ba lan có dịp được gặp và giao lưu với vợ chồng Bác Lê Phương Cảo nguyên chủ nhiệm khoa Trang bị cơ điện (K2), nguyên Trưởng phòng huấn luyện, nguyên Phó giám đốc HV tại Berlin.
Cùng thủ trưởng bên bức tường chia đôi Berlin năm xưa.

Bác Cảo còn say sưa chữa bệnh.
Bác Lê phương Cảo năm nay vào tuổi 87. Vẫn như xưa, nhiều khi trong câu chuyện hàn huyên do bệnh nặng tai, dù Bác rất chăm chú lắng nghe nhưng vẫn phải dương tay qua vành tài hỏi lại: "Hở" ... . 
Những câu chuyện giữa tình Thấy trò, tình  Đồng đội cấp trên cấp dưới vẫn diễn ra rất cảm động, sâu nặng  kỷ niệm một thời chiến tranh đầy gian khó, trong giai đoạn mới thành lập và phát triển của HVKTQS. 
Các anh chị Trần Đình Ngân ( Giáo viên ), Bùi Bích Hà ( Nhân viên thư viện), Nguyễn thị Huê (Phòng 6), Đào Thanh Sơn (học viên trạm nguồn điện khóa 14),  các anh Chu Hữu Nghĩa, Ngô Xuân Hùng ( Giáo viên K2 đang sống tại Warsava ) khi gặp mặt hoặc nghe tin Thủ trưởng cũ có mặt tại Berlin đều rất mừng vui và kể ra nhiều kỷ niệm đáng nhớ giữa mình với Bác Cảo. Mọi người đều thống nhất với nhau, thời HVKTQS của mình thật đẹp,  ai cũng trẻ trung, cống hiến hết sức mình và ôn nhớ, thăm hỏi lại các thấy cũ , bạn xưa và cầu chúc cho mọi người nhiều sức khỏe, hạnh phúc.
Nhìn Bác Cảo gần ở tuổi 90 vẫn cần mẫn, ân cần dùng bàn tay mình xoa bóp, giải huyệt bệnh cho anh em, mọi người ngưỡng mộ, kính trọng Bác nhưng trong lòng thoáng chạnh nghĩ : Hôm nay gặp gỡ vui vẻ thế này, mai này, lần sau còn đến bao giờ nữa đây? !  
Ở trung tâm.
Kính chúc thủ trưởng  Bách niên, tuổi già nhiều sức khỏe và thanh an.

Bên tháp truyền hình Berlin.

Ba lớp kĩ sư QS.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Nhớ thầy Trần Thiện Quang

Anh Quang là bậc đàn anh, sinh 1932, đi bộ đội từ thời kháng Pháp.  Khi tôi còn là học viên thì anh đã nghiên cứu sinh về nước. Anh là PST KHKT đầu tiên của Khoa Vô tuyến điện tử chúng tôi (cùng lứa anh Chương). Sau này được là đồng nghiệp của anh.
Anh làm đến Phó chủ nhiệm khoa rồi vào Nam thay cụ Chân là Trưởng đại diện phía Nam của Học viện.
Ban thờ anh cùng vòng hoa Học viện KTQS.

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Cựu thủ môn Thể Công, Tuyển quốc gia, cựu giáo viên Đại học KTQS Bùi Đức từ trần

Thầy Bùi Đức, cựu giáo viên bộ môn Thể thao QS, Đại học KTQS (1970-76) vừa từ trần lúc 14:30 ngày thứ ba, 8/7/2014, tại nhà riêng ở 32 Hàng Cau, Nam Định.
Xin chân thành chia buồn cùng gia đình!
Mong thầy an nghĩ nơi Vĩnh hằng và phù hộ cho gia đình, bạn bè, đồng đội.
Mời đọc!

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Anh em k9 Học viện gặp nhau

Trái qua: Hưng, Minh, em Trung, Tiến, Hoàng, DƯ.
Có Trần Dư từ Huế đưa con vào thi ở Wilhempic, anh em k9 có cớ tụ bạ.
Khuất Duy Hoàng mời cả Minh (Vô tuyến) và Hưng (Xe máy) tới quán 45 Phan Đăng Lưu. Lát sau cả 2 bạn ở BV Nhân dân Gia Định: Tăng Tiến k8 và em trai Trung (Trỗi k6 Quy Nhơn) tới dự.

Cố gắng giữ sức khỏe để còn uống được!
Nhớ cách đây gần năm, khi vào Quảng Bình tiễn bác Văn. Đông quá nên bị giạt xuống bãi biển, vô tình gặp Trần Dư cũng vào tiễn bác. Anh em nhận ngay ra nhau. Nay mới gặp lại.

Lính Quân sự thì đâu cũng thế, chỉ vài câu là nhận bạn nhận bè. Vuui.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

CÓ CHÚA KHÔNG? (Nguyễn Quốc Bình)

Thực bụng ta tin là có Chúa. Chỉ là, chưa gặp lần nào (gặp rồi hả, còn ngồi đây mà gõ phím tán nhăng tán cuội được sao?). Cũng vẫn chỉ lờ mờ hiểu, Chúa như cái vô cùng, cái tuyệt đối mà bên trong cái ranh giới rất xa xăm và mờ nhạt ấy, con người chen chúc sống, giãy giụa mà sống. Càng giãy, cái sợi dây cột chặt từng thân phận trong đó càng thít chặt lại, không ai thoát được ảnh hưởng nhằng nhịt - dù các ảnh hưởng ấy có yếu đến mấy bởi có thể đang sống cách nhau rất xa về không gian hay rất xa về thời gian - từ những số phận của những người khác. Và từ cái đó, người ta vẫn bảo rằng Chúa có ở mọi nơi, mọi lúc, quán xuyến đến từng chi tiết nhỏ nhặt, tưởng như tình cờ nhất. Xét cho cùng, cách nhìn nhận Chúa như của ta thế này hóa ra lại đầy tính duy vật, bởi xét đến cùng, chủ nghĩa duy vật bảo rằng hiểu biết của con người thì tăng tiến mãi mãi song chỉ tiệm cận đến chân lý tuyệt đối mà thôi, còn cái tuyệt đối ấy ta thì gán cho nó một danh xưng, gọi là Chúa hay Tự nhiên, nào có khác gì mấy.

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

"Không thể mất nước…" (Giang Mèo)

GM FB – 1-6, trực ban, ngồi đọc sách lịch sử, ngẫm nghĩ mấy chuyện của tiền nhân những lúc sơn hà xã tắc lâm nguy. Hơn 160 năm trước, năm 1841 vua Miến Tông nhà Nguyễn lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiệu Trị. Lúc này thực dân đế quốc các nước châu Âu đang lăm le bành trướng thuộc địa, nhóm ngó nước ta đã lâu. Nhà vua đặt quan điểm trị nước của mình bằng 4 bài châm mà có lẽ muôn đời sau vẫn đúng. Đó là Kính thiên (kính trọng đất trời); Pháp tổ (học hỏi cha ông đi trước); Cần chính (Chăm lo việc nước) và Ái dân (thương yêu dân chúng)… Tuy nhiên hậu thế nhiều người đã không làm được. Triều đình nhà Nguyễn suy thoái, đớn hèn, dâng non sông cho đế quốc ngoại bang, mở ra thời kỳ nô lệ, thuộc địa lầm than suốt cả trăm năm sau… 
Nước ta mất bởi vì đâu
Tôi xin kể hết mấy điều tệ nhân.

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

"LĂM TƠI" (NSND Tường Vi) - Nguyễn Quốc Bình


Hôm nay ở cơ quan, đọc riết một hồi (chỗ nào còn ngờ ngợ là lại lên Internet tìm, download tài liệu về đọc cho kỳ thông, cả ngày hôm nay chắc phải đọc mấy chục trang, như đi ăn cướp, gần đến giờ tan làm thì đã gần mụ mị cả người, đứng lên mắt hoa mày chóng) ong hết cả đầu (hm, anh bạn Mít đặc mềnh ngày xưa kêu thế là 'ong óc'), mới cất lẻn đi nghe Tường Vi hát.

Dạo còn bé, nghe lỏm được người nọ người kia chê Tường Vi với Quốc Hương giọng chả ra gì, hát thì chả có nghề, song ngày bé thì ta thích nghe cả 2 người ấy hát lắm. Tận bây giờ, nghe mấy đi-va với chả đi-văng tự phong của ta hát, nhiều lúc lại thấy tiếc thời xa xưa. Công nghệ với đàn địch chưa có gì nhiều, nhưng người ta ngày ấy hát có hồn biết mấy chứ không vô cảm như bây giờ.

Giờ, giữa đêm chả biết mần chi, lại lần mò đi nghe Tường Vi hát vậy, những 'Hoa Champa', 'Lăm-tơi' (nghe thấy lắm chỗ 'lẳng' phải biết ạ), 'Người lái đò trên sông Pô-cô', 'Cô gái vót chông'...

http://www.youtube.com/watch?v=zdNRADAvrtg"
LĂM TƠI (NSND Tường Vi)
www.youtube.com
Dân ca Lào - Trình bày: Tường Vi

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Cảm nhận vế mấy dòng thơ (FB Nguyễn Quốc Bình)

 "ANH ĐỂ TÌNH YÊU TỔ QUỐC MÌNH TRONG LỒNG NGỰC
CẠNH TÌNH YÊU EM CHƯA MỘT LÚC TÁCH RỜI
NHƯNG THÂN XÁC ANH CHỈ CÓ MỘT THÔI
TỔ QUỐC CẦN RỒI, EM ƠI, ANH ĐI NHÉ

Đọc mấy dòng này, tôi thực là đã ứa nước mắt. Bởi gia đình tôi đã trải qua những chuyện này, không chỉ 1 lần.

Mẹ tôi kể gần cuối năm 1945, sau khi quân Pháp được hậu thuẫn bởi quân Anh đánh loang ra trong Nam và Nam Bộ đã đi đầu kháng chiến thì cha tôi dẫn 1 trung đội tự vệ đoàn của Huyện Ninh Giang lên đường Nam Tiến, theo mệnh lệnh của chính phủ vào Nam đánh Pháp, để lại mẹ tôi và 4 anh chị tôi, người bé nhất còn chưa đầy 1 tuổi. Được mấy tháng thì có tin về báo cha tôi đã hy sinh. Khỏi phải nói là trong nhà hoảng loạn đến thế nào. Lúc ấy, mẹ tôi bảo, đã gần Tết âm lịch, nhà nhà đang chuẩn bị đón Tết mà nhà tôi không ai còn tâm trí nào cho Tết nhất nữa. May sao đúng hôm làm lễ truy điệu cha tôi thì người ta cáng cha tôi về đến nơi. Ông bị thương hàn trên đường Nam Tiến, vào đến Tuy Hòa thì ngã bệnh nặng nên đơn vị phải gửi ông lại để hành quân tiếp lên Buôn Ma Thuột (ở đó, một học trò cũ của cả mẹ lẫn cậu ruột tôi đã hy sinh, một người lính rất gan dạ của Ninh Giang - đã từng cầm lựu đạn theo cha tôi, cũng chỉ có 1 cây súng ngắn, nhảy xuống ca-nô ra chặn và lên tàu Cray-sắc bắt bọn sĩ quan Pháp đầu hàng ngày mới khởi nghĩa cướp chính quyền, tháng 8-1945). Dân ở đó cứu chữa cho ông rồi nhờ bộ đội ra Bắc cáng ông theo tàu về lại nơi đã xuất phát. Thuốc thang mãi mới khỏi, lại lao vào đánh giặc, suốt 8 năm cự giặc trong vùng sâu địch hậu, hết Hải Dương lại Thái Bình, vợ con ly lạc không tin tức, mãi sau chiến thắng Điện Biên Phủ mới được đoàn tụ.

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Nhà nghỉ Học viện ở Tam Đảo

Ông bà và các cháu ngoại con Thảo Hùng.
Đã từ đầu những năm 1970, nhà trường đã xin được khu đất trên Tam Đảo để làm nơi chấm thi tuyển sinh vào trường và khu nghỉ dưỡng cho cán bộ, giáo viên, CNV.
Những năm gần đây, khu nghỉ được xây dựng lại khang trang hơn và vẫn rộng mở đón không chỉ cán bộ đương chức mà cả cán bộ đã nghỉ hưu lên nghỉ dưỡng.
Đây là hình ảnh gia đình CCB "giáo viên dạy khỏe" Trần Đình Ngân (Khoa Trang bị Cơ diện) đi Tam Đảo hôm 4/5/2014 vừa rồi.

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

11 nước có quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới năm 2014 (ST: Kháng Chiến)

Chiến thắng của Việt Nam đã chứng minh được rằng một đội quân nhỏ cũng có thể chống lại những lực lượng vô cùng hùng mạnh. Tuy nhiên, hiện tại, quyền lực của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh quân sự.

Tạp chí quân sự nổi tiếng thế giới Global Firepower vừa công bố bảng xếp hạng Những quân đội hùng mạnh nhất thế giới năm 2014. Và đây là 11 nước có sức mạnh quân đội đứng đầu trong bảng xếp hạng.

1. Mỹ
11 nuoc co quan doi hung manh nhat tren the gioi nam 2014
Mỹ có 19 trên tổng số 31 tàu sân bay trên toàn thế giới.
Không có gì bất ngờ khi dẫn đầu bảng xếp hạng này là Mỹ. Ngân sách quốc phòng của Mỹ hiện lên tới 612 tỷ USD. Mặc dù đang phải cắt giảm chi tiêu, nhưng số tiền mà Mỹ dành cho quốc phòng vẫn nhiều hơn cả 10 nước xếp ngay sau đó cộng lại.
Lợi thế quân sự lớn nhất của Mỹ là 19 tàu sân bay, trong khi phần còn lại của thế giới chỉ có 12 chiếc. Những tàu sân bay khổng lồ này cho phép Mỹ thiết lập các căn cứ tác chiến ở bất cứ đâu và huy động sức mạnh trên toàn thế giới.
Siêu cường quốc số 1 thế giới cũng là nước có nhiều chiến đấu cơ nhất, công nghệ đột phá nhất trên thế giới, cùng với một lực lượng lớn được huấn luyện rất tốt, chưa kể đến kho vũ khí hạt nhân mà chưa có một nước nào sánh kịp.

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

"Ngôi Sao Ban Chiều - Đinh Tiến Hậu" (FB: Nguyễn Quốc Bình, giáo viên HVKTQS)

Hơn 1 tháng trước, chú Tuấn béo Hải Phòng tổ chức đám cưới cho con gái, anh em bạn bè của forumnuocnga.net (NNN) từ khắp các miền của Tổ quốc về Hải Phòng dự cưới khá đông, nhân thể gặp mặt thường niên. Ta bận đi làm và dạy nên không về HP dự đám cưới con nhà hàng xóm cũ được, chỉ gặp được mọi người khi cả đoàn về miền Trung, miền Nam qua Hà Nội. Trong đống ảnh anh chị em post lên FB thấy mọi người ngồi chung với cả tác giả của Ngôi Sao Ban Chiều, nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu, một người Hải Phòng ngày trước.

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Một vị tướng đáng kính (Giang Mèo)

GM FB – Mình biết Thiếu tướng Hoàng Kiền đã khá lâu và cũng có dịp đi công tác cùng ông một đôi chuyến. Nói thật là trong số các tướng lĩnh đương "tại ngũ" thì ông là một người nổi tiếng. Báo chí, sách vở đã viết về ông không ít, dù quân hàm của ông chí có 1 sao với 3 viền vàng. Người cựu sĩ quan của Trung đoàn công binh hải quân 83 ấy có cái tên ngắn gọn nhưng như gắn cả với số phận của một tướng quân lúc nào cũng quyết liệt, sôi nổi, tâm huyết và hết lòng vì binh nghiệp vì Tổ quốc. Người ta nhắc đến ông là Tư lệnh Binh chủng Công binh, là vị tướng lên rừng xuống biển, là tổng công trình sư của các pháo đài, công sự ở Trường Sa, là người đi kê cao thềm lục địa quốc gia, thủ lĩnh tuyến đầu trong sự nghiệp xây dựng "con đường trù phương lược"... Và hiện tại ông vẫn đang là Tư lệnh của Ban 47 tổ chức làm đường tuần tra biên giới đất liền viền quanh dải đất thiêng hình S của Tổ quốc từ Móng Cái đến Hà Tiên... Con đường đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, một tuyến đường lịch sử đang dần được hình thành. Con đường bê tông ấy sẽ dài nhất thế giới với chiều rộng 3,5m, nền đường 5,5m vắt qua 25 tỉnh, thành phố với chiều dài hơn 10.000 km... Thậm chí ông còn nổi danh là người đầu tiên, duy nhất ở Việt Nam đầu tư tâm huyết, tiền của, sức lực để xây dựng Bảo tàng Đồng quê tại quê hương Giao Thủy, Nam Định để bảo tồn, gìn giữ những tinh hoa, giá trị truyền thống, cốt lõi nhất của một nền văn minh lúa nước ngàn đời... 

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

ĐI THĂM (tiếp theo và "khết") - (Duy Đảo)

Đọc cấm chửi.

Xe chạy trên đại lộ lớn rồi dừng bánh trước cửa một toà nhà bốn tầng, có lẽ “ bà già ” này phải được xây ngay sau chiến tranh, nghĩa là từ những năm 50 trở về trước. Toà nhà dài đồ sộ tuy kiến trúc không tân thời nhưng được sơn phết sáng sủa theo chuẩn mỹ quan đô thị.
Lạ là toà nhà lớn nhưng cửa ra vào nhỏ. Cánh cửa liên tục được mở vì có nhiều người từ ngoài đi vào, hết tốp này đến tốp khác. Tốp thì đi bộ, tốp thì tràn từ trên “tramvai” (xe điện) từ trên “trolaybus” ( xe bus chạy điện ) xuống. Qua cung cách trang phục chỉ thấy rặt đàn bà con gái, tiếng tây tiếng ta líu ríu trộn vào nhau. Thì ra là cánh chị em họ đi làm tối tan ca trở về (toà nhà dành riêng cho công nhân nữ).

ĐI THĂM - Duy Đảo

Hẹn với mấy thằng em, dân xuất khẩu lao động, cách thành phố tôi học hơn 200 km, thế Là còn ít ngày của kỳ nghỉ đông năm ấy tôi thực hiện lời hứa của mình. Xách ký “Giăm bông” mua trong cửa hàng của học viện dành cho sỹ quan nước ngoài và hai chai Vodka giá cao mua lụi của đám taxi đầu phố, tôi nhảy “Tramvai” phi ra ga. Một mình lầm lũi làm một cuộc “chia li”.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Nhớ một thời ĐHKTQS (Duy Đảo k8)

Ký túc xá bọn tôi là khu nhà 4 tầng xây từ những năm nảo năm nào chả đứa nào biết. Toà nhà dài mấy chục mét có hai cầu thang lớn ở hai đầu dãy. Tường xây “mộc” ( nghe nói khi xây xong phần thô thì hết mẹ nó kinh phí để trát )
Kẻ nào có máu lãng mạn kiểu cổ điển thì khi nhìn toà nhà từ xa sẽ thấy nó phảng phất như những toà nhà bên Anh quốc thế kỷ trước. 
Thiết kế nội thất khu nhà theo tiêu chuẩn “công xã nguyên thuỷ”:
- Tầng một dùng để làm nhà trẻ, vì con trẻ đái, ỉa đã có bô.
- Tầng hai dành cho giáo viên vì các vị ấy giải quyết chuyện ấy ở trường.
- Tầng ba cho giới văn nghệ sỹ vì các vị này chuyên gia ỉa đái vào miệng nhau
- Tầng bốn dành cho bộ đội vì chiến sỹ ta kết hợp giải quyết nỗi buồn ở thao trường.
Nghĩa là toàn bộ toà nhà không có hệ thống vệ sinh, nước máy. Muốn “giải quyết” phải đi ra một khu riêng thật xa. Tay nào bị tào tháo đuổi thì chỉ có nước...
Bọn tôi ở tầng 4. Tầng gồm rất nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng kê được 4 giường hai tầng, vừa chẵn biên chế một tiểu đội 8 thằng. 

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Ban nhạc Đại học KTQS năm 1977

Mỹ Thành - trống,  Hòa - Clarinette, Kiến Quốc - Ghi-ta Bass,  Tuấn - Ghi-ta Rithm, Trúc - Trompet ,
Chí Hòa - solist và Hồng Hà - acordenon - từng góp phần mang lại vẻ vang cho nhà trường.

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Cây mít nhà ông Khôi (hay "Chuyện tình K2 - K3") (Trần Đình Ngân)

Tên chuyện ở trên, nghe na ná „Chuyện cây táo  ông Lành“ thời những năm 70. Hồi đó, tác giả là nhà văn nổi tiếng  họ Hoàng. Ông  bị nghi  là bóng gió đá xỏ ai đó khi cho đăng câu chuyện phiếm về cây táo trên báo văn nghệ. Ông Hoàng  khốn khổ vì vạ chuyện văn chương, ông bị  kiểm điểm, giam lỏng rồi cấm viết đến 14-15 năm!  Bạn bè xì xầm bảo nhau: Tội lão  Hoàng là tội sờ dái ngựa! 
Chuyện cây táo thì chẳng quan hệ gì, nhưng khổ nỗi, Lành lại là tên cúng cơm của ông quan to nhất khối Văn nghệ, mà ở Hà nội thời đó, ai chả biết chỉ có nhà ông Lành có cây táo lớn, mọc thò ra ngoài đường.  Những năm 60-70, câu thơ „Cành táo đầu hè, rung rinh quả ngọt…“ là  câu thơ hay được nhiều người thuộc nên cái kiểu liên hệ dây mơ, rễ má, bóng gió làm ông nhà văn  bị thù ghét, nghi ngờ !
Xin nhấn mạnh với bạn đọc, chuyện kể dưới đây chỉ là có cái tên  giống với chuyện ông nhà văn họ Hoàng viết thôi, chứ họ Trần tôi kể chuyện cây mít này, không hề có ý xấu gì nói về  các ông bà là chủ nhân của cây mít trong câu chuyện này.   

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Đội bóng bàn Đại học KTQS những năm 1970

Tư liệu quý sưu tập từ chị Võ Song Yên, học viên khóa 3, 1 trong những cầu tủ bóng bàn của trường.
Tuyển trường 1969: Trái qua - thầy Trần Sinh, Tường, Song Yên, Khôi,
Mậu, Anh Tường, Hồi, thầy Lễ (bóng chuyền).
Đội bóng bàn trường cùng anh em Tuyển Hải quân,
chuẩn bị Giải bóng bàn toàn quân 1969.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA (NGUYỄN NGỌC TƯỜNG – K9 ĐHKTQS)

Đường lên Điểm He, Khánh Khê.







Ngày 17/2 năm nay thật đặc biệt. Tôi trở lại thăm chiến trường xưa (Điềm He - Khánh Khê, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) sau đúng 35 năm; nơi tôi đã từng sống và chiến đấu tại E197, F337 trong những ngày ác liệt nhất của cuộc chiến tranh Biên giới năm 1979.

Bên cầu Khánh Khê.

Thắp hương tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh.

Trước bia kỉ niệm.

Cuộc chiến tranh vĩ đại bảo vệ biên giới phía Bắc.

Cầu Khánh Khê và sông Kỳ Cùng sáng nay.

Thắp nén hương tưởng nhớ những người đồng đội cũ đã hy sinh tại đây, cảm xúc thật dâng trào,  tiếc thương những người  đã ngã xuống vì từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Gặp trò k14 Vô tuyến ở HN

Tuấn, Mạnh ngồi tả, hữu cùng Thái k16, Hà Khểnh (chuyển cấp).


Thầy Quốc : TRò k14 của tớ đây!
Tuấn gọi điện cho Mạnh "tè" cùng lớp phi ra quán bia chào thầy. Thầy trò gặp nhau quá vui. Tôi dạy lớp này từ 1983 và các em tốt nghiệp 1984. Đã 30 năm nay. Tuấn tóc bạc hết rồi. Con cái Mạnh cũng đã lớn.
Mạnh còn kể chuyện: em là đứa trong lớp lấy vợ đầu tiên và vinh dự mời được thầy Bính, thầy Quốc, thầy Hải tới dự. Hôm đó 3 thầy cùng "diễm xưa".
Hôm qua Tuấn cũng gọi để Sơn "đen" (Lữ đoàn trưởng Lữ thông tin PKKQ) nói chuyện với tôi. Thấy các em trưởng thành thật là mừng.


Tối qua sau trận bóng ở sân Nhà máy Nước, kéo nhau ra uống bia với mấy anh em CLB Những Người Bạn ở 1 Trấn Vũ. Thấy chú em Tuấn "tỏi" (học viên vô tuyến k14) ngồi bàn bên, liền tạt qua. Chú ngỡ ngàng vì lâu lắm mới gặp thầy.


Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Bắt đầu xây dựng tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên ở TPHCM (Kháng Chiến)

Sáng 7-1-2014  đạp xe qua cầu Sài Gòn và ghi lại mấy tấm hình đang đổ bêtong  cho cầu vượt sông Sài gòn của tuyến đường sắt trên cao. 
Móng cầu đầu tiên cho tuyến metro qua sông SG.


Góc khác.

Đổ betong.

Khẩn trương.

Công trònh dần hiện lên.

Mỗi một cột cần tới 25 xe chở betong 5 khối. Mỗi đầu cầu có 8 cột như vậy. Trên 8 cột sẽ có một tấm betong  vớidiện tích 20mx20m, để tiếp nhận hai tuyến đường sắt trên cao. 
Sau khi qua sông, tuyến đường sắt sẽ hướng về Suối Tiên. Cứ 35m sẽ có một trụ  lớn. 
Chúng ta hãy cùng theo dõi quá trình  xây dựng tuyến đường sắt trên cao này.