Sang năm 1967
chúng tôi bước vào học kỳ hai của năm thứ nhất. Thời kỳ này chiến tranh phá
hoai đã lan ra cả miền bắc. Các phong trào thi đua chống Mỹ rầm rộ và khí thế
ngút trời được phát động trong cả nước
liên tục. Nào các đội lão dân quân, những đơn vị dân quân gái các nơi
được thành lập, phong trào Thanh niên
ba sẵn sàng, Phụ nữ ba đảm đang, các bài hát như: Bài ca năm tấn, Đường cày
đảm đang, v.v... ra đời để động viên thôi thúc toàn dân đánh Mỹ. Chúng tôi đã
là lính nên không ai để ý nhiều tới các phong trào này, tập trung cho học tập
là chính. Vì là ngày đầu thành lập, ở một môi trương mới, ai cũng lạ lẫm với công việc của mình,
thầy lo trách nhiệm của thầy, trò lo trách nhiêm cuả trò. Lo lắng nhiều nhất
là cán bô khung trực tiếp quản lý ở các đại đội.
Nhãn
- Ca khúc hay (7)
- Chuyện xưa (91)
- Công nghệ mới (6)
- Cựu CB-GV-CNV (8)
- Cựu học viên (20)
- Đọc báo mạng (10)
- Ghi chép (2)
- Giáo dục (2)
- Lê Phương Cảo (6)
- Phim CMT8 (1)
- Sức khỏe (2)
- Sưu tầm (7)
- Tâm sự (4)
- Tếu táo (3)
- Thể thao (2)
- Thông báo (12)
- Tiếu lâm (12)
- Tin vui-buồn-tức (38)
- Trang Thơ (6)
- Trao đổi (5)
- Tuyển sinh đại học- cao học 2012 (3)
- Tư liệu (13)
- Văn hóa-nghệ thuật (10)
- Website HVKTQS (2)
Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015
Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015
MỘT THỜI ẤU TRĨ (1) - Đỗ Thành Hưng
Học
viên Học viện KTQS mỗi giai đoạn có một môi trường, một khả năng nhận thức khác nhau. Chúng
tôi là học viên khóa 1, ngày mới thành lập, cán bộ, công nhân viên, thầy trò
tất cả đều còn bỡ ngỡ. Tôi xin chia sẻ với các khóa sau để các bạn, các em, các
cháu biết một thời “ấu trĩ” của chúng tôi từ những ngày đầu ấy. Những chuyện
sau tôi kể không nhằm phê phán cá nhân hay tập thể nào. Chuyện đúng sai ta
không bàn tới, chỉ để nhớ lại cái thủa ban đầu còn mang tên: Phân hiệu 2 Đại
học Bách khoa.
THẦY QUẢNG
Học viên khóa 1 chúng tôi có nhiều thành phần
lắm, có anh là lính cuối thời chống Pháp, tuổi gần bốn chục, là sỹ quan. Còn
lại là lính nghĩa vụ, hầu hết là hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp. Các anh
học bổ túc từ nhiều nguồn khác nhau , có anh đã học qua trung cấp ở các chuyên
ngành dân sự. Bọn tôi đang ở tuổi 17, 18, mới tốt nghiệp cấp 3, binh nhì vừa
nhập ngũ.
Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015
Chuyện ở B5 (Nguyễn Nước- Lớp Ô tô C213)
Ngày đầu tiên: điếc không sợ súng
Cơ sở chính của
phòng Xe cục Hậu cần B5 nằm kín đáo trong khu rừng già thuộc địa phận Vĩnh
Linh-Quảng Trị. Từ ngoài đường đất mà ô tô có thể đi được để vào khu A phải đi
bộ mất hơn một giờ đồng hồ theo con đường mòn có rừng cây che phủ. Trạm xá của
Bộ Tư Lệnh B5 cũng nằm trên con đường này. Số người được vào khu A là rất hạn
chế, hầu như chỉ có các cán bộ của Cục Hậu cần. Khu B là khu dành riêng
cho các cán bộ cao cấp. Ngành xe chỉ có bác Cục phó Cục Quản lý xe, trung tá
Nguyễn Quang Lanh sống trong đó, thỉnh thoảng ra khu A làm việc và bác trưởng
phòng, thiếu tá Nguyễn Viết Khoáng là được ra vào khu B mà thôi (tôi phải gọi
là “bác” vì các bác phải cỡ trên dưới 60 tuổi cả. Đi lại luôn có chú cần vụ
theo cùng để xách ba lô). Nghe nói sở chỉ huy mặt trận của tướng Lê Trọng Tấn
cũng ở khu B. Sở dĩ tôi phải nói qua về địa điểm này vì từ đây muốn ra Khe
Lương, nơi đặt bộ phận giao dịch của phòng Xe hoặc đến các trạm sửa chữa hay tới
các đơn vị vận tải còn rất xa, phải chờ dịp có ô tô đón ở ngoài bìa rừng. Mỗi
chuyến thường phải kết hợp chờ cho có đủ hai ba người cùng đi.
Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015
Cảm ơn!
Xin chân thành cảm ơn các bác k1: Đỗ Thành Hưng, Nguyễn Nước... đã tích cực đóng góp bài vở cho blog này. Mong nhận được nhiều bài viết sinh động như thế.
BBT
BBT
ĐƯỜNG RA TRẬN ( Nguyễn Nước - Lớp Ô tô C213)
Phạm Tiến Duật. “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”
Tốt nghiệp ra trường tôi còn được
học thêm một khóa đào tạo lái xe 3 tháng ở Trường 255 (Sơn Tây) rồi mới về Khoa Xăng-Xe, Học Viện Hậu Cần làm công
tác giảng dạy. Cùng về Học viện Hậu Cần còn có Đức Cường lớp súng-pháo được
phân công về Khoa Khoa học cơ bản và Kỹ
thuật cơ sở.
Khoa Xăng-Xe đào tạo sĩ quan kĩ
thuật cho 2 chuyên ngành xăng dầu và xe máy (xe bánh hơi, bánh xích và cả máy
nổ) nên đã được tách thành hai khoa riêng biệt: Khoa Xăng dầu (thường gọi tắt
là K10) và Khoa Xe-Máy – K9. Tôi ở lại K9, và được coi là giáo viên trẻ trong
khoa mặc dù tuổi đời cũng gần “băm”.
Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015
Phóng sự ảnh: Họp mặt C213 (Lê Kinh Tuyến k1)
Họp mặt C213 Đại học KTQS (Đỗ Thành Hưng)
Nhận đươc thông báo của BLL C-213: họp mặt ngày 4-1-2015 tai Bảo tàng PKKQ -173 Trường Chinh, Hà Nội; tôi và anh Hà Duy Hiện háo hức đợi chờ. Hai chúng tôi thay mặt hơn chục anh em khoá 1 (C-213) ở Sài Gòn bay ra Hà Nội tham dự với anh em.
Từ sáng sớm tôi đã có mặt ở cổng bảo tàng vì nóng lòng muốn gặp được anh em, bạn bè cũ, đã 45 năm có nhiều người chưa một lần gặp lại.
... Rồi một ông già xuất hiện, ăn mặc bảnh bao, áo veston, càvat, mũ phớt, giày đen bóng lộn, nét mặt tươi rói, ngó nghiêng, thư thái qua cổng gác. Tôi đứng lên và chờ ông bước lại gần rồi lễ phép:
- Thưa... Ông đi họp lớp C-213 ạ?
- Vâng. Ông là... ?
- Thưa... tôi là tiếp tân của bảo tàng được cử ra đón đoàn. Xin ông cho biết quý danh?
- Tôi là Nguyễn Kim Hiển.
Từ sáng sớm tôi đã có mặt ở cổng bảo tàng vì nóng lòng muốn gặp được anh em, bạn bè cũ, đã 45 năm có nhiều người chưa một lần gặp lại.
... Rồi một ông già xuất hiện, ăn mặc bảnh bao, áo veston, càvat, mũ phớt, giày đen bóng lộn, nét mặt tươi rói, ngó nghiêng, thư thái qua cổng gác. Tôi đứng lên và chờ ông bước lại gần rồi lễ phép:
- Thưa... Ông đi họp lớp C-213 ạ?
- Vâng. Ông là... ?
- Thưa... tôi là tiếp tân của bảo tàng được cử ra đón đoàn. Xin ông cho biết quý danh?
- Tôi là Nguyễn Kim Hiển.
Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)