Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

MỘT CÁCH HIỂU THEO "THỜI KỲ ĐỔI MỚI” (Trần Đình)


                        
 Trước những năm 1970, hành vi mua bán trao đổi những tài sản cá nhân trong tập thể bị coi là ”hành vi tư bản, gian thương”. Năm 1969, một học viên đã bị buộc thôi học vì “mang ra gửi quán nước bán 3 bao thuốc lá Tam đảo tiêu chuẩn (loại được phân phối với giá 3 hào) để bán lấy 1 đồng”.
Sau 1975, tình hình có thoáng hơn, tuy vậy vẫn còn nhiều e ngại. Trung uý Trần Đình có một xe Honda, vì cần tiền để mua gian nhà lá cho vợ sắp đẻ, anh đã tính đến chuyện bán xe. Thấp thỏm, lo những “dị nghị”, anh thập thò ở cửa phòng  làm việc của trung tá  Trưởng phòng Kỹ thuật, để xin giấy phép bán xe.
Trưởng phòng ngồi sau bàn làm việc, đang hí huí đọc. Tay trái còn lại giở từng trang sách. Ông từng là lính Trung đoàn Thủ đô trong 60 ngày đêm đầu năm 1947. Ông tự hào với những trận xáp lá cà với giặc Pháp, giành giật từng phản thịt ở chợ Đồng Xuân. Cánh tay phải ông cũng mất trong những trận chiến đó. Thời bình, ông nổi tiếng là người cần mẫn và giỏi tay nghề thợ nguội. Đồn rằng, chỉ với tay trái còn lại, kẹp phôi thép bằng cặp đầu gối, ông đã dũa thành công cả vòng líp xe đạp(!).
Sau khi nghe trình bày, ông bảo: “Được bán! Đưa giấy đây!”. Bằng tay trái, với những nét ký loằng ngoằng, trung tá vừa ký vừa lẩm bẩm: “Anh em chỉ được cái hiểu máy móc, rồi dị nghị, trù úm nhau lúc bình bầu, họp hành”. Ông quay sang hỏi Trần Đình: “Đang mong con trai hả? Đúng là hy sinh đời bố củng cố đời con!”, rồi ông quả quyết giải thích từng câu chữ:
- Bán xe, mua nhà cho vợ con ở là chính đáng! Duyệt! - Vừa nói, ông vừa chém gió bằng cái tay còn lại - Mua rẻ, bán đắt; lại mua rẻ, lại bán đắt kiếm lời. Vậy là vừa bóc vừa lột lẫn nhau! Chống!... Mang năm, bảy cái bày ra buôn bán, mặc cả, cò kè, lậu thuế. Vậy là gian thương bất chính! Cấm!
Nói xong, ông đẩy cái giấy đã ký duyệt về phía Trần Đình đang đứng nghiêm như trời trồng, bảo: “Mang lên bảo mật, bảo nó đóng dấu “Trung tá Trần Đan” vào!”.
T.Đ

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Trang Thơ: MỘT TUẦN LỄ



Đồng Xuân Hiền
Học viên Vũ khí khoá 5[1]

Xa em mới trọn một tuần
Anh cảm thấy như đã lâu, lâu lắm
Một tuần lễ – một phần tư của tháng                                      
Thời gian có là bao nhiêu?

Vậy mà, cứ mỗi sáng, mỗi chiều
Nhìn ra hướng biển xanh trước mặt
Anh hình dung phía chân trời xa lắc
Có thành phố nào hiện lên…

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Trang thơ đồng đội: Lời lửa sáng


Từ thủa mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long
                                                        (Huỳnh Văn Nghệ)
Thân tặng “Người đàn ông hát” Dương Minh Đức!                                         
Nguyễn Khánh Hoà
Học viên Xây dựng khóa 8

Đêm phương nam anh hát
Sài Gòn bất chợt lặng im
Lắng nghe nức nở con tim
Vời vợi cố hương,
Những nẻo đường phiêu bạt

Đây Đông đô dấu ngàn năm oanh liệt
Gấm hoa non nước
Bát ngát hồn thiêng…

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Gorbachev hát tình ca (Huỳnh Văn Úc)



Mikhail Gorbachev sinh ngày 2/3/1931. Khi nói về Gorbachev người ta hay đề cập đến những năm ông ngồi ở ngôi vị tối cao của Liên bang Xô viết từ năm 1985 đến năm 1991 với chính sách Uskoreniye (tăng tốc), Perestroika (cải tổ), và Glasnost (công khai). Qua những chính sách này ông hy vọng vực dậy nền kinh tế Xô viết đang bị sa lầy, để cải thiện đời sống nhân dân. Trời không chiều lòng người, những biện pháp cải cách của ông bị những thành viên trong Đảng và Chính phủ thời ấy cho là cực đoan, tình trạng này làm xói mòn nghiêm trọng quyền lực của Đảng Cộng sản Liên Xô và của chính ông. Tình trạng ấy dẫn đến cuộc đảo chính và phản đảo chính tháng 8/1991 làm sụp đổ Liên bang Xô viết, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Thầy Hiện dạy Xác suất



Trần Kiến Quốc
Học viên Vô tuyến khoá 5

Chuyện của hôm qua
Cuối năm 1972, C343 (gồm cả khoá 4 và khoá 5) Khoa Vô tuyến sơ tán về Đại Tự, Yên Lạc. Ngay ven đê sông Hồng, nhìn qua bên kia là Mía, Gạch, gần thị xã Sơn Tây. Lớp học trong nhà dân.
Năm học thứ 3 lên khoa chuyên ngành nhiều môn học mới. Sáng đó, C trưởng Bảy dẫn giáo viên mới đến. Thầy tự giới thiệu:
-  Chào các đ/c, tôi là Hiện, Phạm Ngọc Hiện, tốt nghiệp Toán Tổng hợp năm 1965, dạy môn toán Xác suất… - Thầy nhón tay lấy viên phấn, rồi lắc lắc cổ tay, nhẹ nhàng viết lên bảng hai chữ rất đẹp rồi chậm rãi – “Xác suất” là từ ghép có hai chữ đầu đọc hơi giống nhau, nhưng là X và S. Nhớ đấy, viết chính xác phải là Xác suất; chứ không như nhiều anh học xong môn của tôi rồi cứ viết “xác xuất” hay “sác suất”… Nhớ nhé, Xác suất!

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Tản văn: Ga chiều phố nhỏ



Xin lấy cái tên của một ca khúc sáng tác của Nguyên Vũ  làm tựa đề cho tản văn này.
Mấy CCB Học viện ngồi với nhau nhân Ngày Quân đội 22/12/2010. Sau những cú giao lưu “nặng” có chút cồn, NSƯT Dương Minh Đức cầm cây đàn ghi-ta lên, nói: “Xin tặng anh em - những chiến binh từng sống ở Vinhyen Gorod ca khúc “Ga chiều phố nhỏ”. Bài hát này rất day dứt, tâm trạng, rất lính Quân sự…”. Rồi anh bắt đầu hát.
Không gì hay bằng ghi lại lời của ca khúc, để mọi người cùng suy ngẫm.

Em nói chiều nay em về phố nhỏ, hẹn tôi đón em
Em viết trong thư chờ em anh nhé, chuyến tàu cuối ngày
Tôi đến sân ga trời chiều lộng gió,
Hun hút đường tàu, lất phất mưa bay
Ga vắng thưa chưa người nào đến, chỉ một mình tôi 

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Cảm xúc ngày nhận nhiệm vụ của 1 sĩ quan trẻ (Thu Thủy, học viên k42 HVKTQS)

Một kì nghỉ dài để chờ đợi và cuối cùng thì tôi cũng sắp được đi làm. Hôm qua là một ngày đặc biệt với tôi, những phút giây hồi hộp khi tôi ngồi chờ để được gọi tên mình lên nhận quyết định của Tổng tham mưu trưởng. Đó mãi là kỉ niệm khó quên bởi từ đây, tôi bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc sống hoàn toàn khác khi thời còn học viên. 
Không biết có phải do tôi vô tâm hay ít để ý hay không mà cho đến giờ phút này tôi mới có cảm nhận mình là một sỹ quan thực thụ khi được gọi tên kèm theo số hiệu quân nhân cùng với chức vụ cấp úy. Tôi hân hoan đón nhận quyết định phân công công tác của nhà nước. Giây phút hồi hộp đã đến, tôi được nhà nước điều về Ban Kiểm định chất lượng trang thiết bị y tế (Trung tâm Kiểm nghiệm Dược của Cục Quân y- Bộ Quốc phòng).
Tôi đã rất hạnh phúc khi được nhận nhiệm vụ và từ đây tôi sẽ bắt đầu một chặng đường mới.

Xin mời các bạn chia vui cùng tôi qua ca khúc: Congratulations!


Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

TÀI CHÍNH CÔNG KHAI THỜI CHIẾN


                   Trần Đình Ngân[1] 
Bộ môn Vũ khí, Khoa Cơ điện

 
            Cuối 1968, Khoa Cơ điện sơ tán tại Nhân Mục (Hàm Yên, Tuyên Quang). Một buổi tối, có  lệnh họp toàn thể khối cơ quan (gồm Ban chỉ huy khoa, Phân đội giáo viên, tổ Chính trị – Hậu cần) ở sân trước nhà Ban chỉ huy khoa. Sau lưng là một rừng vầu.
Sau thủ tục điểm danh và vài thông báo của giáo vụ, thượng uý Dương Ái Hiểu – Chính trị viên khoa – tiếp tục chủ trì. Cầm chiếc đèn dầu làm bằng chai đã vặn ngọn thật nhỏ theo quy định phòng không, soi sát vào quyển vở học trò viết nguệch ngoạc (thường ngày nó được cuộn tròn, đút ở túi quần sau), ông tuyên bố:
- Bây giờ đến phần tài chính công khai và xét kỷ luật tổ nuôi quân.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Quán Bà Bệt


Nguyễn Tấn Lộc
Học viên Radar khóa 7

      Quán nước nhỏ nằm cạnh đường Quốc lộ 2, phía tay trái theo chiều từ Phúc Yên lên Vĩnh Yên. Quán cách khu học viên khoa tôi khoảng non 1 km. Chỉ cần  đi qua xưởng in, tắt qua sân bóng đá, theo một con đường nhỏ ngoằn nghoèo dọc bờ muơng, dẫn ra quán. Hàng ngày, quán mở cửa từ sáng đến khuya. Chủ quán là một người đàn bà khá đầy đặn nhưng chỉ còn một chân, cái chân kia không rõ vì lý do gì không còn gắn với cơ thể của bà nữa. Quán nước là một phần phía trước của nhà, một cái bàn gỗ đã cũ, vài cái ghế dài cũng bằng gỗ đơn sơ. Trên bàn bày các loại hàng hóa như vô vàn các quán nước khác: vài cái lọ thủy tinh miệng rộng đựng lạc rang, kẹo lạc, kẹo dồi, và kẹo vừng; hơn chục cái chén uống nước chè đủ các loại màu nâu, trắng, hoa hồng...; vài nải chuối chín, dăm ba chục chiếc bánh đa vừng, vài bao thuốc lá các loại, khoảng mươi quả trứng gà và vịt đã luộc chín. Thế thôi và bà chủ quán một chân ngồi sau cái bàn đơn sơ ấy. Học viên chúng tôi từ khóa nào chả biết đã gọi đó là quán Bà Bệt (vì lúc nào bà cũng ngồi bệt!).