Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Có một lính quân sự như thế!

Hà Chí Quang
Học viên Vô tuyến khóa 5

Cuối năm 1973 đầu 1974, trường Đại học KTQS điều lớp “Kĩ sư Công trình quân sự” của gã vào Trường Sơn, trước là đi thực tập, sau là mang kiến thức “sạch” vào, góp phần củng cố đường Trường Sơn. Bom đạn và sự hi sinh gian khổ trong những tháng ở Trường Sơn (có lẽ) đã có tác dụng với gã khi gã (sau này) ở vào các “vị trí béo bở” có thể “ăn chia”.

Quy trình lên chức

Xưa kia, gã là anh cán bộ be bé của một công ty nhơn nhớn - Cầu đường quốc doanh.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

CHUYỆN VUI ĐẠI ĐỘI: Tiếng kẻng trong đêm

Nguyễn Viết Tiến
Bộ môn Cơ gia công và Xe Quân sự (1969-1979)
 Tháng 3/1968, chúng tôi - những sinh viên khóa 9 (nhập học năm 1964) Khoa Động lực, trường Đại học Bách khoa Hà Nội - được chuyển sang học ở trường Đại học KTQS (nay là Học viện KTQS) với tên khóa - “Chuyển tiếp 2”.

Là sinh viên mới nhập ngũ, chúng tôi còn nhiều bỡ ngỡ với những điều lệnh nội vụ, quân phong, quân kỷ. Nhưng ngày ấy, tâm lý chung được đứng vào quân ngũ là một điều hãnh diện, nhất là khi đất nước đang có chiến tranh và hình ảnh người lính Cụ Hồ của cha anh đi trước là ước muốn mà chúng tôi noi theo. Nhất nhất chúng tôi cố gắng làm tốt nhiệm vụ tới mức khó tin. Và có những kỉ niệm khó quên.

Chuyện là thế này… Đại đội tôi ngày đó đóng quân ở một thung lũng nhỏ có địa hình rất đẹp, xung quanh là những sườn đồi lúp xúp thoai thoải. Mùa xuân tới, cả sườn đồi và thung lũng là một thảm cỏ non xanh mượt mà.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Học tiếng Tây (ST: Đạt)

Ông Nguyễn Bá Cẩn, cựu thủ tướng cuối cùng năm 1975 của Việt Nam Cộng hòa, kể chuyện vui học trò trong bài "Kỷ niệm học trò". Chuyện thật 100%.
"Sang năm thứ ba (1944), GS dạy Pháp văn là Bà Le Guezenec, phu nhân của Trưởng ty Bưu điện Cần Thơ. Từ năm thứ ba lên năm thứ tư, có thay đổi một số giáo sư như GS Trực dạy toán, GS Trọng dạy Vạn Vật, GS Giỏi dạy Việt Văn, v.v…. Riêng Bà Le Guézenec đã để một kỷ niệm khó quên cho lớp tôi trong giờ văn phạm Pháp văn, khi Bà dạy cách chia động từ có vần “OUDRE” sau cùng. Lý do là vì Bà gọi môt nam sinh chia động từ “remoudre” và một nữ sinh chia động từ “recoudre” làm cho cả lớp cười rộ lên cả mấy phút, không ngừng được, làm nghẻn lớp học, khiến bà nổi giận bỏ ra về. Học sinh lại càng mừng thêm, được dịp mạnh ai nấy to tiếng phát biều ầm lên. Đến lượt các chị phải bỏ lớp và sau cùng ra về luôn".
Một nam sinh chia động từ remoudre (đọc theo kiểu dân gian )là:
Je remous (Tôi rờ mu),
Tu remouds (Anh rờ mu),
Il remoud (Nó rờ mu),
Nous remoulons (Chúng ta rờ mu lông),
Vous remoulez (Các anh rờ mu lẻ),
Ils remoulent ( Chúng nó rờ mu lén),
Một nữ sinh chia động từ recoudre (đọc theo kiểu dân gian ) là:
je recouds (Tôi rờ cu),
Tu recouds (Chị rờ cu),
Elle recoud (Nó rờ cu),
Nous recousons (Chúng ta rờ cu xong),
Vous recousez (Các chị rờ cu xệ ),
Ils recousent. ( Tụi nó rờ cu sến ),
Đọc xong cấm cười!

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Chuyến xe bão táp

Ngô Long Phúc Chiến
Bộ môn Vô tuyến, Khoa Vô tuyến điện tử

Chuyện xảy ra năm 1976. Vĩnh Yên.

Hôm đó, Thắng vợ tôi cùng cháu Nam lên chơi. Phải chạy ra “chiêu đãi khổ” gặp anh Tứ điều đình xin phòng. Bố trí cho mẹ con nó xong mới chạy vào đơn vị. Phi xe đến cổng Bảo Sơn thì gặp anh đi ra. Anh ới lại “Này, tao có việc trên Việt Trì. Tiện mày có xe, đi luôn. Thằng bạn trên đó nhờ một việc rồi bữa trưa mời chiêu đãi RTC”. Nghe lời mời hấp dẫn, cũng là dịp thăm lại “thành phố ngã ba sông” mà xa nó đã mấy năm, tôi quay xe đi liền.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Chuyện về bạn Lê Viễn Chiến

Hà Chí Quang
Học viên Vô tuyến khóa 5
Tôi về Bộ tư lệnh TTLL chừng vài năm thì Chiến “thộn” (cũng lính khóa 5 Quân sự) chuyển về, cùng ở đơn vị “Thiết kế - Lắp ráp”. Gã ít nói, lì lợm (cái lì lợm của dân sơn cước) làm các thủ trưởng hơi “ngại”. Đặc biệt từ vụ chiến tranh biên giới phía bắc thì “các anh” bỗng “khiếp” anh em người sơn cước. “Các anh” xếp tôi và gã vào một “kíp tác chiến” (không rõ do ngẫu nhiên hay là kế “lấy độc trị độc”). Trong công việc, tôi được mặc sức la trên nạt dưới, bởi gã không hề mở miệng.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

CHUYỆN TÓC… NGẮN

Trần Chí Thọ
Học viên Vô tuyến khóa 5
Nghe mấy bài hát T.C yêu cầu trên mạng: “Ước gì”, “Thương lắm tóc dài ơi”… làm tớ… buồn cười quá. Lại thấy các bạn bình luận: “Chả biết anh T.C có tâm sự gì uẩn khúc mà phải yêu cầu bài này?”, “Ai mà chẳng có “tâm trạng” nên T.C muốn nghe bài này cũng là dễ hiểu thôi. Chúng tớ cũng muốn nghe lắm”, “Cái anh T.C này hay nhỉ, chả chịu bàn công to việc “nhớn” lại cứ đòi hát hỏng, lãng mạn ở dạng tiềm năng”…

Tớ “nhất trí cao” với các bình luận này. Các “tội trạng” của hắn là: uẩn khúc và lãng mạn ở dạng tiềm năng… Vậy hắn không nói được mà chỉ đòi nghe hát. Tuy nhiên, với bạn bè riêng tư cũng có lúc T.C khá cởi mở. Một lần hắn đến nhà tôi… Chả ai tra khảo gì mà hắn cũng… xưng (có lẽ vì không nén được):

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Chuyện thằng bạn cùng lớp (Đào Duy)

Hắn người Tày, quê Võ Nhai, Thái Nguyên. (Vì thật thà như "đ...ếm" nên bị anh em gán cho cái tên “Tày”). Ông gìa là một trong 34 chiến sỹ thuở “gốc đa Tân Trào”.

Ngày đó chưa có lính nào biết uống rượu. Hắn là thằng đầu tiên biết dùng rượu và “nghiện” rượu (có lẽ vì về nhà mỗi khi giỗ chạp phải uống hầu các cụ già dân tộc).  Mỗi lần về tranh thủ, khi lên mang theo nậm rượu của ông già (chắc có pha cao hổ cốt?), giấu giấu giếm giếm trong ba lô. Đến giờ đi ngủ, hắn mới khẽ mở ra, trùm chăn uống một mình. Hắn có cả thùng lương khô 902!!! Cái nào cấi nấy ngon như sô-cô-la. Anh em phát hiện đã “âm thầm” ăn gần hết. Hắn biết mà không dám kêu ...

Chuyện tăng gia tự túc

Võ Quốc Khải
Học viên Vô tuyến khóa 5
Khi về trường Đại học KTQS, anh em học sinh phổ thông trẻ, học khá hơn nên bỏ thời gian “dùi mài kinh sử” ít hơn. Cánh lính đơn vị về đã lớn tuổi, học vất vả hơn nhưng có nhiều kinh nghiệm sống, lao động tăng gia rất giỏi.

Năm 1970, có quy định “mỗi học viên phải nộp nhà bếp 15 kí rau mỗi tháng”. Cả đời “cày đường nhựa”, biết gì trồng trọt. Vậy là cũng phải học làm, từ việc khai khẩn đất đai đến chọn hạt giống, trồng các lọai rau năng suất cao (rau cải, rau muống).

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Số phận người em

Trần Đình Ngân
Giáo viên bộ môn Đạn (1968-88)

Tôi quen biết Bùi Nam khi anh em gặp nhau ở Đại học KTQS. Nam là học viên C213, khoa Trang bị Cơ điện, cùng khóa với Nguyễn Đình Thắng, Nguyễn Khánh Tiệp, Nghiêm Sỹ Chúng, Nguyễn Ngọc Chương, Trần Thắng Lợi... Trường Đại học KTQS vừa tách ra từ Phân hiệu 2 Đại học Bách khoa mà khóa cuả Nam là khóa đào tạo chuyên ngành quân sự chính quy đầu tiên  (gọi tắt là ĐT1).

Có một mùa thi (Cáng Kiền ghi)

Lần đó phải trả môn thi của “bậc đàn anh”. Biết thằng em trong năm chả học gì nên đã gặp riêng và “giới hạn” đúng 3 câu: “Cứ thế mà học!”. Chỉ học có 3 câu nhưng trong năm đâu có sờ đến sách vở nên 3 câu này cũng như mới. “Cày” suốt 3 ngày, mãi mới thuộc. Truớc ngày thi, xuống phụ đạo lần cuối thầy dặn, khi lên bốc đề thi, cứ nhìn tay thấy khẽ đẩy bì nào lên cao hơn thì bốc; xuống làm là “trúng”. Mà nhớ là trả lời theo thứ tự câu 1, câu 2, câu 3.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

CHẤM PHÁ... HỌC ĐƯỜNG (ST: Cáng Kiền)

1. Lỗi lói ngọng… cười ra nước mắt:
Bài giảng về KHẨU TIỂU LIÊN AK
Hôm lay, tôi nên nớp trình bày với các đồng chí về khẩu tiểu niên AK.
Tiểu niên AK nà nọai tiểu niên có nưỡi nê nắp niền, do Niên Xô chế tạo và Trung Quốc phỏng tạo.
Tại sao nại gọi nà AK? Đã học qua cua tiếng Nga trong giáo trình, hẳn các đồng chí đều biết:
-         A (tay viết lên bảng) nà viết tắt của từ “a-vờ-tô-mát”, có nghĩa nà “tự động”.
-         Còn K. K nà gì? K chính nà “Cờ-nát-xì-nhi-cốp” - tên nhà phát minh ra khẩu súng tiểu niên AK, kỹ sư,  anh hùng quân đội Niên Xô “Cờ-nát-xì-nhi-cốp”.
Tiểu niên AK nà trang bị cá nhân và nà hỏa nực tiểu đội. Tiểu niên AK có thể bắn niên thanh hoặc phát một, có khả lăng sát thương nớn. Ở tiểu niên AK có nắp nưỡi nê, bộ đội ta có thể dương nưỡi nê để đánh giáp ná cà với kẻ địch. Tiểu niên AK nà lỗi kinh hoàng của nính Mỹ trên chiến trường miền Lam…”
Nói ngọng hay sai chính tả đã phải sửa, nhưng “viết ngọng” thì còn tệ hại hơn!

Chuyện về thầy Bùi Đức


THẦY BÙI ĐỨC - THỦ MÔN ĐỘI THỂ CÔNG VÀ TUYỂN QUỐC GIA NĂM XƯA
Trần Kiến Quốc
Giáo viên bộ môn Vô tuyến (1975-90)


Ông sinh ra và lớn lên ở Thành Nam. Sau ngày Hồ Chủ tịch kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, tháng 3-1947 mới 15 tuổi, chú bé Bùi Đức tình nguyện nhập ngũ và được phân về Chi tình báo Song Hà (Hà Nội - Hà Đông). Chú được giao làm liên lạc, đưa tin ra vào nội thành. Sau đó được gài vào làm thuê cho gia đình 2 anh em Lệ và Hòe, những sĩ quan Phòng nhì của Pháp. Năm 1949, bị lộ, anh được lệnh trốn ra ngoài.

Đến năm 1950, Bùi Đức được cấp trên cho đi học tại trường Sĩ quan Lục quân (khi đó nhà trường đóng trên địa bàn tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Kết thúc khoá học, năm 1953, anh trở về đơn vị làm nhiệm vụ tiễu phỉ ở vùng núi Sa Pa, Hoàng Su Phì thuộc các tỉnh biên giới Hà Giang, Lào Cai.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Loạt chuyện của những người lính Học viện sống tha huơng

BÀ WAGNER
Tôn Gia Quý
Học viên Tên lửa khóa 4
Bà Wagner ở cạnh cửa hàng nhà tôi. Bà bảo, kể cả chính thức và không chính thức bà đã làm ở nhà trẻ 50 năm. Trong 50 năm ấy chỉ nghỉ phép thôi còn thì chưa bao giờ nghỉ ốm vì “nghỉ ốm thì ai cho bọn trẻ ăn?”.

Tôi về đây được ít lâu thì chồng bà chết. Thành ra hơn chục năm nay bà sống có một mình. Con cháu sinh sống ở Tây Đức, còn bà từ nhỏ đến lớn sống ở Leipzig nên cuối đời chả muốn đi đâu.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Chuyện một học viên già

Nguyễn Duy Đảo
Học viên Vô tuyến khóa 8

Anh em quen nhau khi tập trung về Đại học KTQS ôn thi, rồi khi vào học thì kết thân.  Anh quê Quảng Xương, Thanh Hoá. Hết lớp 10 đi bộ đội, là lính pháo bảo vệ đảo Hòn Mê. Anh lớn tuổi nhất trong tiểu đội.

Ngày đầu sơ tán ở  mấy nhà dân ở đầu làng Yên Lãng, Yên Lạc, Vĩnh Phú. Anh ở nhà bà cụ có nghề làm bún. Cụ có con gái là chị Tươi, ít hơn anh vài tuổi. Chị đính hôn với một anh bộ đội cùng làng nhưng anh vào Nam đã mấy năm. Chị làm điều dưỡng viên Trại An dưỡng của tỉnh ở Đầm Vạc, trên thị xã Vĩnh Yên.

34 NĂM GIỮ MỘT KỶ VẬT CHO ĐỒNG ĐỘI


                      Chuyện về những người anh, những người đồng đội của tôi
Nguyễn Viết Tiến
Nguyên giáo viên Khoa Trang bị Cơ – Điện (1969-79)

Những người lính cùng bộ môn

Những năm 1969-1971, tôi cùng anh Vũ Quốc Hùng và anh Đỗ Vũ Hà  ở cùng bộ môn Cơ gia công, Khoa trang bị Cơ điện (K2), Đại học KTQS. Các anh là bậc đàn anh, cả hai anh đều hơn tôi tới 6-7 tuổi. Mỗi anh một tính cách, anh Hà có tính tình đặc trưng của dân Nam bộ, cộng thêm tí láu táu và hơi “ngang”; còn anh Hùng là một con người trầm tĩnh, sâu sắc và chu đáo.
Ngày hội ngộ với vợ chồng anh Đỗ Vũ Hà (hàng sau, thứ 2 từ trái) tại nhà anh Vũ Quốc Hùng (hàng đầu bên phải) tháng 10/2010.

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Những bài hát tự biên

TG: Đỗ Quang Việt
Giáo viên bộ môn Điều khiển hoả lực (1974-78)


Vào giữa thập niên 70 của thế kỷ trước, tôi công tác tại khoa Trang bị Cơ điện. Ngoài công tác chuyên môn, dù chẳng tài cán gì, tôi cũng thường được triệu tập vào đội văn nghệ nhà trường (có cả Duơng Minh Đức) để tham gia các lần hội diễn toàn quân, hội diễn tỉnh Vĩnh Phú…

Hồi đó phong trào văn nghệ quần chúng rất sôi nổi và thực chất hơn bây giờ (chưa có chuyện thuê sáng tác, thuê diễn viên…). Các tiết mục tự biên bao giờ cũng được đánh giá rất cao.

LÍNH KỂ CHUYỆN: LUYỆN TẬP QUAN SÁT, XỬ LÝ NHANH (Tiến "gù")


Thời gian ấy chúng tôi phải tập khoa mục “Quan sát chính xác tình thế và xử lý nhanh”. Giáo viên dạy khoa mục này đã giảng về nguyên tắc, phương pháp quan sát và xử lý rất kỹ. Kết luận bài giảng, giáo viên đưa ra câu nói của Catheral: “Ba hòn đá tảng của sự học là: quan sát nhiều, trải nghiệm nhiều và nghiên cứu nhiều”. Khi kiểm tra lý thuyết thì thằng Dũng bạn tôi được 5 điểm, tôi chỉ được 4.

Cả nhóm đi thực hành, đề bài phần 1 “Quan sát và làm theo”. Giáo viên dẫn chúng tôi tập họp thành hàng một ngay ngõ trong xóm đóng quân. Thằng nào thằng ấy ngơ ngác: Ra đây làm gì? Chờ một lúc thấy giáo viên ngó trước, nhòm sau như tìm cái gì. Chúng tôi thấy lạ nhưng không dám hỏi.

 Thằng “cún” (con ông Tuấn) ở trong nhà đi ra, chú nhóc chừng 5-6 tuổi. Thấy nó giáo viên mừng rỡ cầm cái ca quân dụng, tóm thằng cu lại bảo: “Cho chú xin ít nước đái, có một chú bị cảm phải uống nước đái trẻ con mới khỏi”. Chú nhóc đã quen với các chú, nó hào phóng nhếch cái quần đùi lên, chim bằng quả ớt chỉ thiên, tè ngay vào chiếc ca đang chờ. Nó đái nhiều quá, giáo viên phải rút vội cái ca lại, rồi khen cháu một câu và bảo cháu đi đi không có lây ốm.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Đội tuyển bóng đá Học viện các thời kì

VŨ TOÀN THẮNG
Học viên Vũ khí khóa 4

Lính tráng có câu: Thủ truởng nào phong trào ấy!

Đúng vậy, cuối những năm 1960, ngày Đại học quân sự chuyển hẳn về Vĩnh Yên đã lừng danh với cái tên Sao Đỏ - đội bóng được xây dựng từ nòng cốt là các cầu thủ của đội bong Khoa Trang bị Cơ điện. Nên nhớ hai lãnh đạo khoa (Chủ nhiệm Cảo và Chính trị viên Đan) rất mê thể thao, nhất là bóng đá.
Đội Sao Đỏ, Vĩnh Yên  1972.



 
Đội hình ngày ấy có thủ quân Bùi Nam (với đường dẫn bóng lắt léo), nào Khiêu Hoàng, Hoa Chiến, Trần Đình Ngân, Đoàn Mạnh Giao, nào Đình Thắng, Khoa “móm”, hậu vệ Công, rồi thủ môn Tuấn “trắng”… Trận nào khoa Cơ điện thi đấu, hai sếp khoa cũng có mặt, ngay cả sau này khi đã lên làm việc trên ban giám hiệu.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Tuyển tập 45 năm Học viện

Từ hôm nay, chúng tôi sẽ post các bài đã đăng trong Tuyển tập 45 năm. Mời các bạn cùng đọc!

Góp chuyện Tướng Bảo


Góp thêm một chuyện về Tướng Bảo

Vũ tự Cường
Giáo viên Khoa Vũ khí

Tốt nghiệp bằng đỏ Đại học Quân sự Liên xô 1972 , sau hai năm công tác tại Bộ tư lệnh Pháo binh, tôi có lệnh về  Vĩnh Yên  tập trung  để ôn thi đề cương Phó tiến sỹ. Khóa học gồm hơn 30 học viên nhưng cuối khóa chỉ có hai người được gọi về Hà Nội làm thủ tục đi Liên xô nhập học. 

Đại học Kỹ thuật quân sự  thời Tướng Bảo, đang trong giai đoạn tuyển chọn người tài. Học viên đầu vào là những thí sinh có điểm tốt nghiệp phổ thông cao nhất. (Chưa kể đến “lớp tinh hoa” (mà anh em giáo viên vẫn gọi vui là “patremu strany”) gồm những thủ khoa của các tỉnh, thành trong cả nước).

Chuyện tiếu lâm có thật (Đỗ Quang Việt, giáo viên Khoa Cơ điện 1974-78)

          Tôi chơi với Nguyễn Tấn Định (bộ môn Radar) từ mấy chục năm nay. Thỉnh thoảng mới gặp nhau nhưng cứ gặp nhau lúc nào là vui như Tết. Bao nhiêu chuyện cũ được lôi ra, nhắc lại để cười. Lần nào cũng thấy buồn cười. Có một chuyện thế này:

          Dịp Tết năm 1977 (hay 78?), tôi và Tấn Định cùng trực Tết. Hôm ấy, cùng ăn trưa ở nhà ăn tập thể. Thuở đó, chỉ mấy ngày Tết là thức ăn khá hơn ngày thường một tí.