Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Nguyên Phó hiệu trưởng Lê Phương Cảo chúc mừng năm mới

Năm cũ sắp qua, đón năm mới 2014 và Xuân Giáp Ngọ, xin chân thành chúc Anh em Học viện ở miền Nam cùng gia đình 1 năm mới Sức khỏe tốt, Hạnh phúc và nhiều niềm vui mới!

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Hội ngộ ở SG chục năm trước



Đọc bài viết của KQ về buổi gặp mặt gia đình "tướng" Lê Khôi tại Linh-Đàm Hànội trong Blog HVKTQS phía Nam, rất nhớ những kỷ niệm đẹp, khó quên với anh chị Khôi-Huyền và hai cháu Quyên-Anh Đào. Gửi qua KQ, góp một tấm ảnh kỷ niệm anh em, chú cháu buổi hội ngộ tại Saigon. (Tiếc là vắng chị Huyền trong ảnh).
Thầy Lê Khôi (sau, giữa) cùng vợ chồng anh chị Hưng - Liễu, vợ chồng Quốc - Vân Anh,
vợ chồng Quyên và chú Ngân (đeo kính).

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

7 điều các bạn trẻ có thể học được từ cuộc đời Đại tướng

"Và tôi thiết nghĩ, cách tốt nhất để một con người để nói lời thương tiếc với một nhân cách lớn là viết ra những gì mình học được từ nhân cách đó. Đừng đơn thuần chỉ là nói thương tiếc". Một bạn trẻ với biệt danh Raguel Trung đã suy nghĩ như vậy trước sự kiện ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nhiều bạn trẻ xếp hàng xuyên đêm viếng Đại tướng. Ảnh: Minh Thăng

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Gặp thầy Lê Khôi và gia đình

Chủ nhật ở nhà chú Trung dưới Yên Sở. Chú bận khám bệnh. Buồn chả có việc gì làm, chợt nhớ nhà anh chị Khôi Huyền sống với cháu Anh Đào ở khu Bắc Linh Đàm. Điện thoại gặp ông anh, hẹn vài phút nữa sang chơi.
Lâu lắm mới có bữa cơm đoàn tụ.

Cháu Bình, chồng Đào, về muộn chút.
Biết khách lạ lần đầu đến nên ông anh ra tận ngõ đón. Vào nhà gặp ngay cô cháu Anh Đào. Bao nhiêu năm xa thấy Đào không mấy thay đổi. Chồng cháu là lính Học viện, con anh Đức Thắng. Hai cháu đã có 1 trai 1 gái. Đào chào chú vì phải đưa khách TQ đi làm việc. Còn lại 2 anh em trò chuyện.
Bà chị hôm nay lên nhà vợ chồng Quyên trên Đào Tấn. Lát sau Bình, chồng Đào, về. Chuyện thêm rôm rả. Chiều tối chia tay, ông anh mời chiều thứ hai tới dự họp mặt gia đình nhân sinh nhật Nam, chồng Quyên. Tuy đã có kế hoạch ra sân với đội bóng Vọng Ba Lâu, rồi phải nhậu chút chút nhưng cũng hứa với anh chị sẽ có mặt.
Thứ hai, 4g chiều ra sân Chu Văn An. Tham gia đội "Cởi trần", đá chừng 20', chạy như điên, ghi được 1 bàn. Đá tới 6g thì nghỉ. Anh em kéo về quán Vọng Ba Lâu "xả e". Chú em Tuấn mới từ Ucraine về, mang theo mỡ muối, salamy - những đặc sản Nga phù hợp với những bữa nhậu. Đang vào cuộc, biết cả nhà chờ phải nhắn tin cho Quyên: "Đừng chờ, cả nhà cứ bắt đầu, chú sẽ đến" thì cháu nhắn lại: "Chú chưa đến thì chưa bắt đầu". Nên đành phải chia tay anh em lúc 7g.







Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Đồ chơi đẹp mắt "bé tin hin" nhìn chỉ muốn ăn (ST)

Những món đồ chơi có kích thước chỉ bằng đồng xu hay dài như que diêm nhưng được làm giống các món ăn thật đến từng chi tiết.

Thêm chú thích

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Phía Nam đón thầy Hoa Thịnh (KQ)

Vào TP dự hội thảo quốc gia về Cơ học ứng dụng, vợ chồng thầy về nghỉ ở nhà khách Học viện. Vậy là chiều qua có bữa cơm với anh em phía Nam.
Hai thầy trò cùng vào dự hội thảo.
Trung tướng Nguyễn Hoa Thịnh gắn bó với nhà trường từ 1966 (sau khi tốt nghiệp ở Đại học Thanh Hoa về) khi còn là Phân hiệu 2 Đại học Bách khoa. Sau đó thầy đi nghiên cứu sinh ở Momonoxop. Thầy tự hào có 10 năm công tác quản lí nhà trường và là người tích cực xin để Học viên được chuyển về HN, rồi 5 năm là Chủ nhiệm TCKT, 5 năm ở Viện KTQS. Vẫn như xưa, thầy giản dị, gần gũi anh em.
Chúng tôi kể lại nhiều kỉ niệm vui ngày xưa. Anh Ba Hưng nhắc lại chuyện thượng úy Thịnh trưởng khoa luôn đi đầu hàng quân mỗi lần duyệt binh nhưng toàn đi "chân nào tay ấy".
Anh Ba Hưng và cánh giáo viên trẻ chụp cùng thầy.
Thầy chính là người kí quyết định cho tôi chuyển ngành về Hội Tin học. Biết nguyện vọng thằng em, anh giai Giao "chỉ thị" cho anh Quyết (em họ thầy) "phải tác động với ông anh mày cho thằng Quốc ra ngoài". Lần đó 2 anh em cưỡi xe Honda xuống nhà thầy ở Đồng Xa, cạnh Mai Dịch. Anh Quyết dặn: phải ăn mặc phải bẩn bẩn 1 chút, cổ áo để đen xì, trông bệnh tật mới có lí do. Xuống đến nơi, ông anh đặt thẳng vấn đề: thằng này nó hen phế quản, có giám định sức khỏe của BV 108 không cho dạy học, anh giúp cho nó ra ngoài. Sau khi xem xét, thầy đã ủng hộ tôi.
Vẫn nhớ "cán bộ đường lối" Sơn.
Sau này khi về Hội Tin học, tôi đã tạo điều kiện cho thầy tiếp xúc với cánh Tin học. Cũng chính vì thế, thầy định hướng cho anh em giáo viên Học viện được tiếp cận nhanh hơn với IT. Chuyện này nhắc lại thầy vẫn nhớ.
Năm 2007 khánh thành Nhà tưởng niệm cho cụ Trần Tử Bình ở quê, tôi nhờ Quang Bắc kiếm giùm đôi quân hàm thiếu tướng. Bắc đến xin anh Thịnh quân hàm trung tướng cũ. Khi có trong tay, tôi tháo ra 1 sao rồi đưa vào tủ kính. Hôm nay anh mới biết.
Hai đồng nghiệp già, đồng niên gặp lại nhau.
Tối nay gặp loạt giáo viên trẻ khóa 20, 23 đang đảm đương vị trí quản lí bô môn và khoa Cơ khí (của Châm Râu trước, bạn đã mất mấy năm nay); gặp cả chú Hồng là Trưởng ban Tài chính thay Long. Đặc biệt gặp con gái anh Chương, chị Giá. Cháu dạy ở Khoa Công nghệ Thông tin. Thật là gần gũi.
Anh Hòa đồng nghiệp với thầy có mặt hơi muộn nhưng làm không khí sôi động hẳn lên.
Một buổi tối thứ bảy đầy ý nghĩa.


Anh Ba và lứa đàn em.




Hẹn khi ra HN sẽ đến thăm thầy.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Khóa 10 Học viện họp mặt

Tháng trước, anh em k10 Học viện tổ chức họp mặt. Tôi chụp được ít ảnh, nay xin trình 1 slide-show về lần gặp gỡ này.
Mời xem!

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Gặp mặt truyền thống 40 năm nhập trường của học viên khóa 8

Sau thời gian chuẩn bị tích cực của BLL, sáng nay 26/10/2013 tại phòng hội thảo nhà S4 Học viện KTQS đã có cuộc họp mặt truyền thống của khoá 8 nhân 40 năm nhập trường. Thời gian này 2 cán bộ lãnh đạo Học viện là cựu học viên k8 đang đương chức: Trung tướng Phạm Thế Long giám đốc và Thiếu tướng Vũ Thanh Hải phó giám đốc nên công tác tổ chức càng thuận lợi.
Với slide-show ghi lại 5 lần họp mặt truyền thống từ 1993 tới nay, với nhiều hình ảnh của người còn sống và người đã mất trên mọi nẻo đường Tổ quốc, có thể nói khóa 8 cũng là khóa học viên đáng tự hào của nhà trường.
Chương trình được dẫn dắt bởi MC Minh Quang và được mở màn bằng chương trình ca nhạc đậm sắc lính của NSUT Dương Minh Đức, NSUT Thanh Vinh và các trò của Đại học VHNTQĐ. Kết thúc chương trình văn nghệ là tứ ca Minh Đức, Thanh Vinh, Thế Long, Kiến Quốc với "Tiểu đoàn 307" cùng lời chế "Quốc ca của Học viện" (theo lối nói của Thanh Vinh) càng làm không khí sôi động.
Phần "lễ" gọn nhẹ bằng đít-cua của Vũ Thanh Hải, sau đó là giới thiệu sự phát triển của Học viên do Giám đốc Phạm Thế Long. Các thầy Thiều (dạy Vật lý), Hồ Ngọc Hải (chính trị viên) nói lên tình cảm của mình với các em học sinh. Cựu học viên Hưng lên tặng đồng đội cũ 2 bài thơ.
Phần "hội" tổ chức dưới nhà tròn với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc cùng bữa cơm trưa ngon miệng.
Mời xem slide-show này!


Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Giao lưu hiếm có

Ba thầy trò cùng bộ môn.
Chiều qua nhân kỉ niệm 47 năm ngày truyền thống Học viện KTQS, trong đội hình CLB Những Người Bạn đã về Học viện đá giao hữu với Đội giáo viên. Khi hoàn thành nhiệm vụ, ra sân thì gặp ngay thầy Trần Bá Hợp, dạy môn Phát vô tuyến khi còn là học viên năm 1973, rồi là Chủ nhiệm bộ môn Vô tuyến khi tôi được giữ lại làm giáo viên, sau nữa tôi còn là Phó chủ nhiệm bộ môn...
Tiện có Thiếu tướng Vũ Thanh Hải, nay là Phó giám đốc Học viện, cũng là dân Vô tuyến; 3 thầy trò đã làm pô kỉ niệm. Sau có thêm anh Giang "mù" tuy ở K2 nhưng thường sinh hoạt K3 (thời đó thường bị anh Hợp phê bình là hay cùng anh Ngân "làm rối đội hình" Vô tuyến !!!) cũng góp mặt.

Thêm ông Giang "mù".

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Phiếm đàm về Viện Khổng Tử (Huỳnh Văn Úc)

 - Này! Một trong những điểm nhấn trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là thỏa thuận về Viện Khổng Tử được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013. Viện này sẽ được thành lập tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Khóa 8 Học viện KTQS họp mặt

Nhân kỉ niệm 40 năm nhập trường, BLLk8 Học viện KTQS tổ chức họp mặt truyền thống. BLL đã có giấy mời thầy cô và các bạn học viên (C183, C184, C186) về dự.
Thời gian: Từ 8.30 thứ bảy, 26/10/2013.
Địa điểm: Phòng hội thảo S4, Học viện KTQS, 236 Hoàng Quốc Việt, HN.
TM BLLk8, Minh Quang

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Con đường đứng tim (ST: Đạt Bột)

Đường Atlantic hay còn gọi là đường Đại Tây Dương, có chiều dài trên biển khoảng 9km, nối giữa thị trấn Kristiansund và Molde. Con đường này bắt đầu khoảng 30km về phía Tây Nam của Kristiansund và kết thúc 47km về phía Bắc của Molde.

 một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Na Uy, con đường này mang tới cho du khách những giây phút như "đứng tim", với những con dốc cao vun vút cùng với các đợt sóng trắng xóa  ập thẳng vào thành xe. Sự độc đáo của con đường này chính là 8 cây cầu nhỏ bắc qua 8 hòn đảo, với độ cong của các cầu rất khác nhau.
 
Các nhà xây dựng và kiến trúc sư đã thiết kế những hình dạng cong   rất lạ nối các hòn đảo với nhau, nhằm phát huy tối đa khả năng chống chịu bão, gió từ biển Đại Tây Dương.



  Mời xem
 

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Tự hào là lính Hải quân NDVN anh hùng (Kim Long)

Sau khi tốt nghiệp Đại học KTQS, Nguyễn Kim Long công tác ở Ban Tuyên huấn vì nhà trường phát hiện ra khả năng văn nghệ của anh. Sau đó anh về BTL Hải quân và gắn bó cho đến ngày nghỉ hưu, là Trưởng phòng Xe của BTL. Anh chia sẻ với anh em niềm tự hào được là lính Hải quân NDVN.


Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Khóa 5 mời họp mặt

Tr­Ưêng ®¹i häc kÜ thuËt qu©n sù
Ban liªn l¹c häc viªn khãa 5

                                                Hµ Néi, ngµy 05 th¸ng 9 n¨m 2013

ThƯ­ göi c¸c b¹n häc viªn khãa 5 (1970 - 1975)
Tr­ưêng §¹i häc KÜ thuËt Qu©n sù

          C¸c b¹n th©n mÕn!
          C¸ch ®©y 43 n¨m vµo th¸ng 9 n¨m 1970 häc viªn khãa 5 trư­êng §¹i häc KÜ thuËt Qu©n sù nhËp häc t¹i ThÞ x· VÜnh Yªn, tØnh VÜnh Phóc víi 131 häc viªn cña 5 chuyªn ngµnh: Vò khÝ, ¤ t«  Xe xÝch, V« tuyÕn, H÷u tuyÕn vµ CÇu ®­ưêng vư­ît s«ng; bao gåm c¸c ®ång chÝ lµ bé ®éi, häc sinh phæ th«ng vµ häc sinh trư­êng NguyÔn V¨n Trçi.
          Khãa 5 lµ khãa cuèi cïng ®­ưîc ®µo t¹o trong chiÕn tranh, phôc vô cho sù nghiÖp chèng Mü cøu n­ưíc cña d©n téc. NhËp häc vµo mïa kh« n¨m 1970, khi ®Õ quèc Mü ®· më réng chiÕn tranh ra toµn b¸n ®¶o §«ng Dư­¬ng vµ tèt nghiÖp ra trư­êng vµo th¸ng 5 n¨m 1975, khi cuéc kh¸ng chiÕn chèng Mü cña qu©n vµ d©n ta hoµn toµn th¾ng lîi.
          Sinh ra trong chiÕn tranh ph¸ ho¹i ¸c liÖt, víi bao khã kh¨n gian khæ, ph¶i rêi xa tr­ưêng, s¬ t¸n ®Õn c¸c x· Tam Hîp, Khai Quang, Minh QuyÕt, råi LËp Th¹ch, Tam D­ư¬ng, Yªn L¹c, B×nh Xuyªn ®Ó häc tËp. §· cã thêi t¹m g¸c bót nghiªn, chuyÓn sang lµm nhiÖm vô khai th¸c vËt liÖu, ®Ó x©y dùng trư­êng suèt 9 tuÇn t¹i rõng Tam §¶o.
          Lín lªn trong chiÕn tranh, ®ư­îc sù quan t©m cña c¸c thÕ hÖ c¸n bé nhµ trư­êng vµ ®Æc biÖt lµ sù b¸m líp, b¸m trß cña c¸c thÇy c« gi¸o víi tÊm lßng “tÊt c¶ v× häc viªn th©n yªu”; víi sù nç lùc vư­ît bËc cña häc sinh khãa 5, b»ng tinh thÇn “Mçi ®ît thi lµ mét chiÕn dÞch, mçi m«n thi lµ mét trËn ®¸nh” ®· cã 119 kÜ sư­ qu©n sù tèt nghiÖp ra trư­êng nhËn nhiÖm vô, høng khëi trong hßa b×nh trän vÑn víi niÒm vui thèng nhÊt.
          Tr¶i qua n¨m th¸ng cèng hiÕn, chóng ta ®· hoµn thµnh nhiÖm vô mµ §¶ng vµ qu©n ®éi giao phã, ®Ó h«m nay trë vÒ víi ®êi thư­êng. B¹n trÎ nhÊt tuæi ngoµi 60, b¹n giµ ®· ngoµi 70. Tãc ai b¹c, ai xanh; ng­ưêi ai kháe, ai yÕu. Ai ®· lªn cô, lªn «ng, lªn bµvµ bao ®iÒu n÷a muèn biÕt muèn chia sÎ, nh­ưng cã gÆp ®­ưîc nhau ®©u mµ biÕt, mµ sÎ chia?
          C¸c b¹n th©n mÕn! H­ưíng vÒ céi nguån,  c¸i n«i ®µo t¹o chóng ta: Trư­êng §¹i häc KÜ thuËt Qu©n sù ThÞ x· VÜnh Yªn - VÜnh Phóc. Víi t×nh c¶m thiÕt tha, ®Ó ®¸p øng sù mong mái cña c¸c b¹n, Ban liªn l¹c l©m thêi vµ còng lµ Ban Tæ chøc, viÕt t©m th­ư nµy, mêi c¸c b¹n häc viªn khãa 5 (1970 - 1975) tr­ưêng §¹i häc KTQS vÒ häp mÆt t¹i m¸i tr­ưêng th©n yªu, n¬i chóng ta ®· cïng nhau chung sèng vµ häc t©p 43 n¨m tru­íc.
          V× t×nh b¹n, t×nh ®ång m«n, ®ång chÝ vµ ®ång ®éi, rÊt mong c¸c b¹n cã mÆt ®Çy ®ñ.
          Chóc c¸c b¹n vµ gia ®×nh m¹nh kháe, h¹nh phóc.
          HÑn ngµy g¨p m¨t./.      

                                                                   Thay mÆt ban liªn l¹c

Vài hình ảnh kỉ niệm 30 năm bộ môn Tăng Thiết giáp HVKTQS (Kim Long)

Tại phòng khách HV.
Ngày 18/1/2013 năm nay kỉ niệm tròn 30 năm thành lập bộ môn. Kim Long, cựu học viên k4 (1969-74) đã về dự họp mặt. Có vài hình ảnh xin gửi tặng trang blog.

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

ĂN TRÁI CÂY - EATING FRUIT (Lê Phương Cảo)


Nên ăn trái cây khi bụng trống 
chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể
KIWI, Táo, Dâu tây, Cam, Dưa hấu, Ổi & Ðu đủ
Không uống nước đá lạnh sau bữa ăn


Bác sĩ Stephen Mak trị bệnh ung thư thời kỳ chót bằng những cách điều trị "không chính thống" nhưng rất nhiều bệnh nhân đã hồi phục. Trước đây, ông dùng năng lực mặt trời để chữa bệnh. Ông tin rằng cơ thể có khả năng tự hồi phục. Xin xem lời ông bên dưới 
Cám ơn đã gửi bài về trái cây và nước trái cây. Ðây là một cách điều trị ung thư. Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống. Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Thầy giáo Nguyễn Khả đã đi xa

Thầy Nguyễn Khả (dạy Toán ở Khoa Cơ bản từ những ngày đầu của Đại học KTQS cuối những năm 1960, cháu gọi cụ Nguyễn Đôn là chú) đã mất.
Sáng qua, CLB Những người bạn Học viện KTQS (Hòa, Mạnh Hưng, Vinh Radar, Kiến Quốc) cùng đại tá Bùi Xuân Thai (đại diện Học viện) đến viếng thầy tại NTL TP 25 Lê Quý Đôn. Dạo này liên tục các đám tang của giáo viên, cán bộ Học viện.
Chúc cho anh đi than thản, phù hộ cho con cháu!

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Cáo lỗi với loạt bài 'Phản xạ bàn chân' của tác giả Lê Phương Cảo

Do nội dung phần tiếp theo tác giả dùng bảng biểu nhiều, gây khó khăn khi đăng tải. Mong bạn đọc tạm dừng chờ BBT xử lí kĩ thuật. Xin cảm ơn!

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Tin buồn

Anh Phạm Quang Sang (SN 1934) - nguyên giáo viên bộ môn Radar, Khoa Vô tuyến điện tử, Đại học KTQS, nguyên đại tá Cục phó Cục Kỹ thuật QK9 - đã ra đi ngày 4/7/2013, hưởng thọ 80 tuổi. Anh em trong BLL truyền thống cán bộ, giáo viên Học viện KTQS đã đến viếng và vĩnh biệt anh.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Kể chuyện xưa ở Đại học KTQS: “TỔ CHỨC CHỈ XEM XÉT CÁI CHỖ NỔI BẬT CỦA MÀY”

Chiến tranh. Đầu những năm 1970. Vĩnh Yên. Ở khu 125. Khoa Cơ điện có một sân bóng rổ láng cement thuộc loại xịn.  Đó là thành quả lao động của giáo viên, học viên những ngày nghỉ. Để có một sân thể thao cao cấp, Ban chỉ huy khoa ban ra một lệnh khoán: Làm xong nhiệm vụ trước ngày nào thì cho nghỉ phép ngày đó, làm chủ nhật thì được thưởng  phép bù…Vậy là những Hoàng Hải, Bùi Thức Hưng, NguyễnViết Tiến, Nguyễn Văn Đại hăng say lái xe ủi đất từ sáng sớm,  7-8 giờ ti còn thằp đèn ủi đêm. Chả có tay nghề xây dựng nhưng ham thể thao,  mê khoản thưởng phép hấp dẫn, những Khúc văn Nghi, Trần Đình Ngân, Tuy Bin, Phan Nhường, Xuân Anh,  Đoàn Mạnh Giao, Trần Công… kẻ vác búa đập răm, người vác đá chèn móng.  Đến công đoạn sau là đổ chạt, láng ximent  thấy xuất hiện thêm những tay thợ xịn từ các lớp học viên như Phạm Ngọc Việt, Nguyễn văn Son…mọi người lao động quên giờ giấc! Toàn bộ Ban chỉ huy khoa, ngoái anh Lê phương Cảo còn các anh Dương Ái Hiểu, Trần Đan,  Phạm viết Huyền …chẳng mấy người thuộc luật bóng rổ nhưng luôn túc trực quanh sân, chỉ đạo sát sao kích thước sân bãi và đôn đốc láng mặt sân sao cho chất lương, phẳng băng.  Hậu cần khoa ngày nào cũng có khoản nước chè Hồng Đào và lương khô B-702 bồi dưỡng hào phóng ngoài tiêu chuẩn cho nhóm thợ xây dựng „ Công trình thể thao“.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Phản xạ bàn chân 4 (Lê Phương Cảo)

II. CÁC HỆ HUYỆT VỊ
1. Để nhận thức đầy đủ về khả năng tiềm ẩn của con người cần thấy rằng:
Cấu trúc cơ thể của con người là một bộ máy rất hoàn chỉnh, được cấu tạo bởi sự  liên kết của rất nhiều cơ quan tinh vi, liên kết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Bản thân mỗi bộ phận lại có những thuộc tính sinh năng tự điều chỉnh và phát triển. Vì vậy hiểu rõ chức năng, cấu trúc quy luật hoạt động của từng bộ phận và của toàn thể sẽ giúp con người khai thác được hết khả năng tiềm ẩn để bảo đảm cho bộ máy đó được phát triển hài hòa, cân bằng.
2. Do đặc điểm của thuyết “Phản xạ bàn chân”, sẽ nghiên cứu trước 3 hệ:
- Hệ nội tiết
- Hệ Lympho hay miễn dịch
- Hệ cơ xương, thần kinh, cơ bắp
  



1.     HỆ NỘI TIẾT
Là hệ thống các tuyến cấu trúc rất nhỏ nhưng rất trọng yếu, tiết các nội tiết tố(hormone) trực tiếp vào mạch máu với chức năng:
-Bảo đảm khả năng điều chỉnh và tự tái tạo
-Giữ môi trường bên trong ổn định, thích nghi với tác động môi trường bên ngoài
-Hệ nội tiết + hệ thần kinh liên quan chặt chẽ với nhau
Quá trình tiết ra hormone không phải là liên tục, mà chỉ xảy ra khi các tuyến bị kích thích, nguồn kích thích là xung động thần kinh:



Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Ông Đánh Trống Phất Cờ

 Trong những năm 70-80, Đại học kỹ thuật Quân sự hay được nhắc đến với những "cái Nhất" nổi trội:
- Là trường Quân sự lớn nhất.
- Là trung tâm đào tạo KHQS  có nhiều thấy cô giáo nổi tiếng về các lĩnh vực chuyên môn .
- Đại học kỹ thuật Quân sự là đại học duy nhất nhiều năm được gọi về nhập học những học  sinh tốt nghiệp phổ thông với điểm tối đa, (Hiệu trưởng nhà trường ví họ như những "Vì sao đất nước", anh em cán bộ, học viên nhà trường hài hước nói vui thành tiếng giả Nga là „Pachemu stranư„ ).
- Đại học kỹ thuật Quân sự là nơi giáo dục và đào tạo một phần lớn lớp học sinh thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi lần lượt theo các khóa,  trở thành các cán bộ KHQS tương lai.
- Đại học kỹ thuật Quân sự (thời được nhắc tới), là đơn vị duy nhất trong toàn quân đóng quân tại địa bàn Vĩnh Yên nhưng được hưởng chế độ phụ cấp đắt đỏ như tại Hà Nội (20%).
… Trong nhiều cái nhất và duy nhất, cái quí nhất của nhà trường  thời đó là có một  vị hiệu trưởng cấp tướng.  Ông được gọi bóng gió là tướng “ĐÁNH TRỐNG PHẤT CỜ“.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Phản xạ bàn chân 3 (Lê Phương Cảo)

Những đặc điểm của phương pháp "phản xạ bàn chân”
Từ nguyên lý rất đơn giản trên, và sự tương đồng giữa cấu trúc cơ thể với hệ thống huyệt vị phản chiếu ở bàn chân, nên có thể nói:
a.                   “Phương pháp phản xạ bàn chân” dễ học, dễ nhận biết các huyệt vị và dễ thuộc, do đó bất cứ ai từ người trẻ tuổi, đến người già đều có thể học được.
-                      Dễ học, dễ thuộc vì tên huyệt vị chính là tên các bộ phận trên cơ thể.
-                      Dễ định vị là vì nếu có hiểu biết những vấn đề sơ giản của cấu trúc con người (giải phẫu học) thì có thể hiểu, nắm bắt thấu đáo hệ huyệt vị, và cũng có thể lý giải cách chọn các huyệt vị để chữa bệnh.
Do vậy nên cũng dễ truyền bá rộng rãi trong xã hội.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Tìm hiểu về Hacker (ST: Đạt Bột)

Trong một thử nghiệm của trang web Ars Technica, 14.800 mật mã đã bị hack thành công, bao gồm cả những mật mã có độ dài 16 ký tự.
1

Phản xạ bàn chân 2 (Lê Phương Cảo)

H 1.5 : SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ PHẢN XẠ BÀN CHÂN


Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Phản xạ bàn chân 1 (Lê Phương Cảo)


I.                  CÁC VẤN ĐỀ CHUNG


SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP “ PHẢN XẠ BÀN CHÂN”
Thời cổ đại
Kinh nghiệm đúc kết từ dân gian ở các nước có nền văn minh sớm: Ai Cập, Ấn Độ, Hy Lạp, Trung Quốc…
Lý thuyết phản xạ( Reflexology) từ Mỹ
                      William Fitzgerald (1917) – 10 vùng phản xạ chữa bệnh
                      Eunice Ingham thừa kế, hoàn thiện lý thuyết phản xạ bàn chân( Foot Reflexology) (1933- 1938)
                      Từ 1966-1970 lan truyền đến các nước Châu Âu, Bắc Đông Á( Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan)
                      Từ 1980, Trung Quốc mở cửa tiếp nhận phương pháp này, ứng dụng rộng rãi toàn quốc, bổ sung, phát triển, nhiều nhà Y học công bố nhiều sách….
                      Từ 1990, ở Việt Nam xuất bản nhiều sách dịch từ Mỹ, Trung Quốc, Pháp nhưng ứng dụng hạn chế.
Hiện nay
Ở Mỹ có Viện quốc tế về Phản xạ (International Institut of Reflexology) do bà Eunice Ingham ( đã mất năm 1974), nên cháu bà người cộng tác là Giám đốc viện Dwright C.Byers. Viện cộng tác với 40 nước trên thế giới, hang năm xuất bản những công trình nghiên cứu mới (H2). Đã phát triển thêm phương pháp phản xạ bàn tay ( Hand Reflexology) và phương pháp phản xạ trên cơ thể ( Body Reflexology).
Ngoài tập thể trường phái Eunice Ingham, ở Mỹ còn nhiều trường phái khác, trong đó có nhóm bà Mildred Carter nguyên là học trò của bà Ingham, hiện cũng là nhà phản xạ học rất nổi tiếng và có uy tín, có nhiều tác phẩm công bố.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Sức khỏe: Loạt bài tự chữa bệnh

Từ hôm nay, 'hvktqsphianam' bắt đầu đăng tải các bài viết về tự chữa bệnh của thầy Lê Phương Cảo. BBT cảm ơn thầy đã gửi bài. Mong nhận được hồi âm của bạn đọc!

LỜI NÓI ĐẦU
Trong năm 2011, theo đề nghị của Báo “Cây thuốc quý”, giới thiệu phương pháp bấm huyệt bàn chân chữa bệnh thep phương pháp “ Phản xạ bàn chân” (Foot Reflexology), tôi đã viết một tài liệu ngắn gọn, tóm tắt những vấn đề cơ bản nhất để thực hành phương pháp trên. Sau một số lần giới thiệu ở tòa soạn Cây thuốc quý và một vài câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh tốt, có những bác, những cô trực tiếp đến nhà để tôi hướng dẫn chữa bệnh cụ thể, một số ở xa gọi qua điện thoại để tư vấn. Nhận được sự khuyến khích của nhiều bạn, tôi thấy cần viết một tài liệu đầy đủ hơn, cụ thể hơn. Rất may có dịp được sang Mỹ ít ngày, tôi đã tìm mua được những sách của chính các nhà phản xạ học nước Mỹ đã tiên phong khai phá  học thuyết này, nên có cơ sở chính xác và đầy đủ hơn để viết.
Cũng do vậy nên nội dung quyển sách này về cơ bản được suy dẫn từ những cuốn sách trên, đặc biệt là về những phác đồ điều trị các bệnh, tôn trọng kinh nghiệm được đúc kết qua thực tiễn 80 năm ở Mỹ và của 40 nước trên thế giới mà “Viện phản xạ học nước Mỹ” cũng hợp tác, tôi chỉ bổ xung những điều mà bản than tôi đã được thực nghiệm và khẳng định.
Vì vậy trước hết tôi phải cảm tạ các tác giả Mỹ về những điều bổ ích mà họ đã dày công nghiên cứu và thực hành chữa bệnh trong gần 1 thế kỷ.
Trong tài liệu này, tôi cũng đã lien kết được với những điều hữu ích của nhiều tác giả Trung Quốc về các vấn đề thuộc phương pháp bấm huyệt chữa bệnh, và cũng cần phải kể đến các ý kiến phản hồi của các bệnh nhân mà tôi đã may mắn được chữa trị
Tôi cũng phải cảm tạ sự giúp đỡ rất quý báu về kỹ thuật vi tính của con dâu tôi Lương Thu Qùynh, cùng  các cháu Dương, Hiền, Hương, Minh để hoàn thành được bản thảo và sự động viên của anh Tạ Ngọc Dũng, Tổng biên tập báo Cây Thuốc Quý.
Do không xuất thân từ ngành y, và chỉ muốn tự cứu mình mà tự học và thực hành nhiều năm, nên chắc chắn có những sai sót. Rất mong  được sự góp ý của các độc giả.
Tác giả LÊ PHƯƠNG CẢO

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Ca khúc Nga: Giờ này anh về đâu, hỡi người bạn cũ cùng binh đoàn ? (ST: Hạnh Phúc)

Nhân kỉ niệm Ngày Chiến thắng 9/5/1645, mời cùng nghe bài hay hát ngày ở trường!

Майскими короткими ночами,
Отгремев закончились бои.
Где же вы теперь друзья однополчане,
Боевые спутники мои.

Я хожу в хороший час заката,
У сосновых новеньких ворот.
Может к нам сюда знакомого солдата,
Ветерок попутный занесет.

Мы бы с ним припомнили как жили,
Как теряли трудным верстам счет.
За победу мы б по полной осушили,
За друзей добавили б еще.

Если ты случайно не женатый,
Ты дружок нисколько не тужи.
Здесь у нас в районе песнями богатом,
Девушки уж больно хороши.

Мы тебе колхозом дом построим,
Чтобы было видно по всему.
Здесь живет семья российского героя,
Грудью защищавшего страну.

Đêm hè về ánh trăng vàng chiếu khắp thôn làng,
Chiến trường không còn tiếng súng xưa hờn oán.
Giờ này anh ở đâu hỡi người bạn cũ cùng binh đoàn
Đã chiến đấu cùng nhau bao dặm đường xa.

Nếu giờ này bạn hiền còn thiếu một gia đình,
Xin bạn đừng ngại ngần về chốn quê tôi.
Miền đồng quê phì nhiêu, nông trường lời hát hòa êm đềm,
Có nhiều cô đẹp như khúc ca ban chiều.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Thăm thầy Ngô Hai (KQ)

Thầy cô và anh Khôi, anh Hỷ.
Dịp Tết cùng anh Khôi đến thăm thầy nhưng cả nhà đi vắng. Lần này tiện có anh Hỷ vào, 3 anh em phi xuống Gò Vấp thăm thầy. Dọc đường, anh Khôi còn dừng xe mua quả sầu riêng 5 kí để biếu thầy. "Sau cú điện thoại, thầy cứ ngóng suốt", đến nơi nghe cô nói thế.

Thêm trò Quốc.
Anh Hỷ, anh Khôi và tôi đều là học sinh của thầy; sau này lại cùng đầu quân ở  bộ môn Vô tuyến. Vậy trò lại thành đồng nghiệp với thầy. Thầy Ngô Hai là tổ trưởng nhiều năm. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tôi và anh Khôi cùng anh Kỉnh, Lê Chí Hòa tham gia đoàn tiếp quản kĩ thuật hệ thống thông tin viễn thông của Ngụy từ tháng 4/ 1975. Anh Khôi nhớ lại, sau giờ làm việc, mấy thầy trò dùng cạc-bin bắn con dzộc (voọc) to như con vượn ra ăn quả vả, thịt ngon như thịt bò. Còn tôi thì nhớ cùng Chí Hòa bắt cóc trên Sơn Trà làm bữa ăn tươi cho cả đoàn. Vậy mà đã 38 năm, hơn nửa đời người.
Sau 1975, thầy chuyển về TpHCM. Thầy sống rất tình nghĩa và là tấm gương của người kĩ sư có tay nghề cao cho chúng tôi học theo. Mình giỏi sửa chữa máy móc điện tử cũng nhờ thầy.
Thầy trò nhắc lại từng người trong khoa, bộ môn. Anh Trì, anh Phụng và nhiều đồng nghiệp (Bính, Nghị...) đã ra đi.
Kể tới anh Bình phó bộ môn ai cũng phì cười khi nghe tích thầy Bình đi dự giờ nhưng ngủ gật và còn ngáy thành tiếng.
Năm nay thầy Ngô Hai đã sang tuổi 81 nhưng vẫn nhanh nhẹn: "Mình vẫn đi xe tốt, có đến 2 xe điện và xăng  để phục vụ đi gần và đi xa". Thầy vẫn sinh hoạt CCB phường. Ấy cũng là niềm vui. Vợ thầy bị bệnh tim lớn nhưng biết bệnh, biết dùng thuốc để "sống chung với lũ".
Thầy trò, đồng nghiệp gặp nhau thật là quý.
(Điện thoại thầy: 08-39210327).

Gặp đồng nghiệp cũ

Cùng anh Đỗ Khôi.
Sáng có cuộc gọi nhỡ, ghi tên anh Lưu Nhành. Gọi lại thì anh cho biết: anh Nguyễn Văn Hỷ (cùng bộ môn, nay sống ở Hải Dương) vào chơi và được anh Đỗ Khôi chở tới thăm bạn bè, đồng nghiệp cùng Khoa Vô tuyến điện tử năm xưa. Quãng 13g30, thấy chuông báo có khách. Biết ngay 2 bác đã đến. Mở cổng ra, ôm chầm lấy ông anh.


Cùng chủ nhà Kiến Quốc.
Anh Hỷ đã sém 70 (sinh 1944) nhưng trông vẫn trẻ, không khác xưa mấy. Ông anh chuyển ngành từ Học viện về Hải Dương năm 1984, rồi 1988 nghỉ hưu. Cách đây hơn chục năm có gặp anh khi ra Bắc và về Hưng Yên viếng anh Nghị (bộ môn Hữu tuyến, chết vì tai nạn giao thông). Lần đó cũng không nói chuyện được nhiều.
Anh Hỷ học cùng khóa 4 với anh Ba Hưng, sau này khóa 5 sáp nhập cùng C343 với khóa 4 nên chúng tôi gần nhau suốt thời học viên. Sau lại cùng bộ môn Vô tuyến. Anh chơi bóng chuyền đội trường và là cây chuyền 2 cứng, cạ vói anh Lê Khôi, anh Ba Hưng.
Anh em nhắc đến bộ môn và nhiều bạn cũ; vậy mà cũng lắm người đã đi xa: anh Tuân, Tam...
Sau đó 3 anh em tôi xuống thăm anh Ngô Hai.

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Nhân cách trước danh vọng (Trần Đình Ngân)


 Liên quan đến chuyện định kể dưới đây, tôi thấy cần kể trước về một chuyện ,  về sự quen biết của tôi với một cậu bạn là lính Công an. Hơn ba mươi năm trước, tôi găp  anh này trong đám bia bọt, ồn ào thấy  anh ta còn rất rụt rè , lóng ngóng.
Qua những anh em thân tình, tôi biết cậu bạn mới,  dù có rất nhiều tài vặt, lại có viết lách văn chương nhưng do tên tuổi chưa nổi, nên nhiều người nhìn cậu ta  chưa phục và có phần  ái ngại. Hồi đó, vì nông nổi mà nó vừa  qua  một án tù oan !…
Vậy mà  năm 2008, anh em gặp nhau ở Berlin, cậu bạn  đã rất oai. Ai gặp cũng biết tên và xin chụp ảnh chung,  xin  được tặng Cacvisit.  Chú  lính Công an ngày nào nay đã đeo lon  hàm cấp tướng,  phụ trách một đoàn công tác của Bộ Công an đi công cán cấp nhà nước.
Nhắc lại chuyện cũ với tôi, anh này  tự hào tâm sự:  "Đời em toại nguyện:  Làm Lính lên đến Tướng! Làm báo lên đến Tổng Biên Tập! Chả mong gì hơn!...". 
„Ông tướng“ tôi quen hồi trước giờ chém gió, vậy là  hơi kiêu nhưng sự thật nó nói chả sai gì cả.  Phấn đấu, tiến thân như nó, kiêu căng cũng phải! Có ai trong đám bạn bè cùng lứa được như nó đâu .
  
Tôi có ý định viết ra chuyện này để khen và ca ngợi vị Đại tá, phó chủ nhiệm  phòng quản lý phần hồn của Học viện Kỹ thuật Quân sự  từ lâu lắm rồi,  lâu là từ 2006, từ cái hôm sau  nhiều năm xa cách, hai anh em gặp nhau nhân  ngày hội truyền thống của  Học viện KTQS  tại số 100 phố Hoàng Quốc Việt (HN).

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Học viện Kỹ thuật Quân sự - Tiếng vang ngàn dặm (Trần Đình Ngân)


                                                                                                

Nói vậy,  không là thậm xưng đâu. Học viện Kỹ thuật Quân sự nổi tiếng thì là đương nhiên rồi!  Còn ngàn dặm,  từ Hà nội đến Berlin mà  sau hơn 30 năm, các chiến hữu, đồng nghiệp cũ   còn ý ới gọi nhau thì ngàn dặm nào đã thấm gì! Mấy ngàn dặm ấy chứ.

Berlin .
5h sáng.  Nửa đêm ngày 20-3-2013. ( Đi ngủ lúc 24h, 8,9 giờ mới dậy đi làm thì 5giờ là nửa đêm chứ sao!)
Phòng ngủ tối om. Hé rèm cửa, ngoài trời tuyết rơi dầy. Âm ba độ. Đường phố trắng tuyết. Đèn đường loại chống lóa  màu da cam còn sáng trưng.

Chuông điện thoại réo. Mình  đang trong giấc ngủ phải choàng dậy. Ở Đức, chả ai gọi điện vào giờ này. Chắc chắn chỉ có  điện gọi từ Việt nam, mà là chuyện đột biến rủi ro gì đây!!!

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Người tốt (Thu Thủy H42)



Năm 2012 là một năm vô cùng đặc biệt của tôi, bởi đó là năm mà tôi tốt nghiệp đại học và nhận nơi công tác mới. 6 năm dùi mài đèn sách dưới mái trường Học Viện Kỹ Thuật, học viên chúng tôi, ai nấy đều vô cùng sung sướng và hạnh phúc khi được cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp đại học… và tôi cũng vậy. Tôi vẫn chưa quên cảm xúc hồi hộp, sung sướng khi ngày đầu tiên đến Bộ Quốc Phòng nộp quyết định nhận công tác tại Bộ Tổng Tham Mưu. 

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Thư gửi cho bạn… Ngày này năm ấy



Nguyễn Thanh Minh
Học viên Xe quân sự khóa 4

Mới đó mà đã mấy chục năm. Nhìn lại cuộc đời trôi qua như khoảnh khắc. Mình chẳng làm được gì nhiều, sống sao cho khỏi tự hổ thẹn với lương tâm đã là khó. Bao nhiêu ngày 30 tháng 4, song chỉ có một 30 tháng 4 năm 1975 là đọng lại trong lòng ta ánh chớp chói lòa.
Theo đề nghị của anh, tôi viết đôi chút về những chuyện ngày ấy. Thú thật, với thâm niên Trường Sơn như anh, tôi lại đòi "kể chuyện Trường Sơn" thì quả liều mạng. Viết về đề tài chiến tranh mà thiếu mùi máu, lửa, bi thương… e không đạt.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Vụ án li kỳ…[1]



Trần Xuân Lăng
Học viên Trạm nguồn khóa 3
Vừa đi công tác miền tây về, chưa kịp nghỉ ngơi để “giũ sạch bụi đường” thì ông Hoà, Trưởng ban Kỹ thuật lữ đoàn, chạy qua: “Cậu biết tin chưa? Có một xe chở cáp của lữ đoàn ta bị cháy ở Ninh Thuận, các anh ở bên Tham mưu muốn cậu ra ngay ngoài đó, xem xét và lập biên bản cụ thể về sự việc này. Tớ đã chuẩn bị xe, cậu đi ngay đi!”. Tôi ngớ người ra: “Chuyện này là ở bên Thanh tra lữ đoàn, chứ sao lại bắt bên Kỹ thuật?”. Sợ tôi từ chối ông Hoà nói luôn: “Bên Thanh tra họ đi vắng cả; phía Tham mưu bảo chỉ có cậu là thông thuộc đường đi và hiểu về chuyên môn xe cộ hơn nên họ yêu cầu”. Rõ khổ, không hiểu từ sau Chiến dịch Buôn Mê thuột đến nay, ở Lữ đoàn cứ coi tôi là “dân Nam chính hiệu” (mặc dù quê tôi ở Huế), vì xó xỉnh nào cũng biết nên khi có yêu cầu đi công tác địa phương là họ lại nghĩ đến tôi. Mà kể cũng lạ, mấy cái thằng “Trỗi con trời đánh” đều như có sẵn “máu linh hoạt” chuyên nghiệp nên khi trên yêu cầu điều gì là chúng tôi đều xử lý được ngay. Có điều cách xử lý của lính Trỗi thường ít được lòng lãnh đạo.

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Chuyện một người thầy (Kiến Quốc)


Ngày ở Hà Nội hay qua lại Văn phòng Đại tướng, hơn nữa đại tá Trịnh Nguyên Huân - một trong những thư kí của cụ lại là thầy giáo "bậc đàn anh" của chúng tôi ở Đại học KTQS nên tình cảm khá thân thiết. Vì vậy đã ghi nhận được nhiều chuyện nghe được.

Thầy Huân về trường Quân sự từ 1968, dạy môn Hóa. (Mãi gần đây mới hay thầy là lính Thiếu sinh quân Tiểu đoàn 1 trường VHQĐ Lạng Sơn 1960, và lại là anh trai LS Trịnh Thúc Doanh, bạn chúng tôi ở trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi).

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Từ một buổi trưa (Đào Duy)




Cu cậu  thường tâm sự, gần 60 năm sống trên cõi đời, điểm lại các mối quan hệ, ngoài những người bạn quý hắn; còn có những  người không ưa hắn, có nhiều người ghét hắn, thậm chí có người thù hắn. Nhưng  hắn chưa thấy ai thù hắn dai dẳng, ghê gớm bằng người đàn bà tới thời khắc này đã ngót nghét 50. Có nghĩa là cho tới bây giờ, mỗi lần họp lớp bên đám bạn già cùng lứa, không động đến tên hắn thì thôi, chứ hễ cứ bạn bè nhắc tới tên hắn là y như rằng, bà ta lại nguyền rủa, nhiều khi đến cay độc, hơn cả  "nguyền rủa đế quốc Mỹ".

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Giờ học chính trị và… “tài lẻ” của một ông anh



Trần Kiến Quốc
Giáo viên bộ môn Vô tuyến

Vĩnh Yên, sau 1975.
Giáo viên các khoa tập trung về hội truờng 125, trên gác. Các cán bộ già, “ngoan” thuờng ngồi dồn lên trên, ghi ghi chép chép. Ngày ấy cánh đi học ở Nga, Hung, Tiệp mới về, xa nhà lâu nên tỏ ra ngoan, cũng ngồi dồn lên trên nghe giảng. Cánh trong nuớc thì “thấu hiểu thực tế” hơn, kéo nhau xuống ngồi dãy ghế sau. (Để dễ bề tán phét).
Làm thầy rồi mà hàng tháng vẫn phải đi nghe giảng về chính trị. Toàn những bài cũ đã học, nào Chính trị Kinh tế, nào Triết học, Lịch sử Đảng… Thầy giảng toàn những giáo viên đã từng lên lớp ngày xưa. Không mấy hứng thú.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Bỏ trốn đơn vị về viếng Bác




PHẠM PHI HÙNG *
Học viên Vô tuyến khóa 3

Hè năm 1969, cánh Trỗi khóa 2 (Giáp Hùng, Ngọc Triển, Xuân Hùng và Vũ Dương) cùng anh em khóa 3 học hết năm thứ nhất ở khoa Cơ bản, Đại học Kỹ thuật quân sự. Ngày ấy, doanh trại đóng ở khu vực Thậm Thình, chỉ cách Đền Hùng có vài ba cây số.
Cuối tháng 8, trong anh em có nhiều nguồn tin từ gia đình báo lên: Bác Hồ ốm rất nặng, sợ không qua khỏi. Ai cũng bồn chồn, lo âu. Và rồi, điều đau buồn đã đến. Sáng ngày 4 tháng 9, thủ trưởng khoa tập trung toàn đơn vị, đọc thông báo của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nhà nước về tin Bác đi xa. Dù đã biết từ trước nhưng không ai có thể cầm được nước mắt. Khi nghe đồng chí Năm Thi, chính uỷ khoa, phổ biến: “Tang lễ được tổ chức theo nghi lễ Quốc gia. Các đơn vị sẽ cử đại diện về viếng. Trong ngày cuối cùng, đơn vị sẽ tổ chức truy điệu cùng thời gian với lễ truy điệu tại Quảng trường Ba Đình”; anh em nhìn nhau, lắc đầu. Cấm trại, vậy là làm gì có cơ hội để nhìn thấy Bác lần cuối? Cuộc họp kết thúc, các đại đội trở về doanh trại.